Dư luận trong những ngày qua đang
dành nhiều sự quan tâm xoay quanh việc báo chí phản ánh thông tin "truyền
bá chuyện vong báo oán" tại chùa Ba Vàng. Nhưng điều đáng quan tâm là
trên trang mạng xuất hiện nhiều những bài viết xuyên tạc xoay quanh sự việc này
ở một góc độ xã hội khác.
Với
những luận điệu mang tính chất kích động, một số bài viết đưa ra quan điểm “Phật
Giáo Việt Nam không thể bị hủy diệt bởi những con nguời phục vụ cho một chế độ
luôn chủ trương tiêu diệt tôn giáo. Phật Giáo Việt sẽ trường tồn mãi mãi trong
lòng dân tộc”. Ngụ ý bài viết này muốn đề cập đến sự việc sảy ra ở chùa Ba vàng
là một sự sắp đặt có chủ ý của Đảng ta hòng tiến đến đóng của nhà chùa, xóa bỏ
hoạt động của phật giáo, vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo. Có những bài viết
còn lấy những hình ảnh viếng thăm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến
các nhà chùa để kết luận rằng chúng ta chủ trương thu lợi cho đất nước từ hoạt
động của các nhà chùa, chúng còn ví nhà chùa giống như những BOT giao thông.
Như chúng ta đã biết sự việc chùa Ba Vàng có các hoạt
động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ là có thật. Việc tuyên truyền giảng
pháp của phật tử Yến ở chùa Ba Vàng là hoạt động đã gây nên bất bình trong dư
luận, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn", chính quyền
nêu. Ngay sau sự việc UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã có văn
bản yêu cầu Trụ trì chùa Ba Vàng, đại đức Thích Trúc Thái Minh, phải
giáo dục tăng ni, Phật tử thực hiện nghiêm giáo lý nhà Phật và quy định của
pháp luật; yêu cầu chấn chỉnh việc giảng pháp của tăng ni, phật tử chùa Ba
Vàng trên phương tiện thông tin đại chúng do chùa quản lý, theo đúng Hiến
chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Đề cập đến các bài viết trên trang mạng xã hội mang
tính chất xuyên tạc, bịa đặt nêu trên chúng ta cần hiểu vấn đề một cách sâu sắc
rằng: Sau hơn 30 năm tiến hành công
cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới nhận thức về tôn giáo và
quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là nền tảng để xây
dựng chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo,
tín ngưỡng của đồng bào có đạo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này. Đảng ta luôn có sự quan, chăm lo, tạo điều kiện để các tổ
chức tôn giáo hoạt động theo đúng tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp Luật, thực
hiện rộng rãi quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trong các tầng lớp nhân dân. Đảng
và Nhà nước không can thiệp sâu vào lĩnh
vực hoạt động tín ngưỡng, song hoạt động đó phải trong khuôn phép hoạt động do
cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Đảng nhà nước luôn coi gắn kết tôn giáo, dân tộc, vùng miền trong công đồng dân
tộc Việt Nam là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhà chùa là nơi
hoạt động tâm linh, tôn giáo, không chi phối bởi các hoạt động kinh tế. Việc người dân đến chùa cúng tiền là vì niềm tin của họ,
xuất phát từ ý nguyện tự giác, long thành tâm hướng thiện. Họ cho rằng, với số
tiền đó họ sẽ được thanh thản tâm can, được phật ban điều thiện, điều tốt lành
đến bản thân và gia đình họ. Nếu
có các hoạt động làm kinh tế như kiểu BOT giao thông thì quả thật là một sự
liên hệ vô căn cứ, hoàn toàn xuyên tạc, nếu chăng chỉ là cách thức quản lý của
một số địa phương đối với hoạt động đền chùa còn thiếu chặt chẽ, còn trà trộn
những hoạt động mang tính thương mại như thu lệ phí trông giữ xe, mua bán lễ,
lộc, các vật phẩm…vv. Từ đó tạo ra những luồng dư luận xấu trong cộng đồng xã
hội, là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc bịa đặt. Chúng ta
phản bác với những quan điểm đó và khẳng định một điều rằng Phật giáo
chính thống của Việt Nam sẽ trường tồn mãi mãi trong lòng của dân tộc Việt Nam,
là một bộ phận trong kết cấu xã hội, tạo nên nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam.
Tiến Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét