Lịch
sử nước Việt thời kỳ nào cũng nhiều nước mắt, đau thương, với rất nhiều vụ mà
kẻ thù thảm sát người dân. Trong đó, vụ thảm sát Ba Chúc của “tập đoàn ác thú”
Pol Pot, gây rúng động cả thế giới loài người. Phóng viên đã dành nhiều ngày
cùng sống với những người còn sót lại của vụ thảm sát ở vùng đất này, để ghi
lại tội ác tày trời mà bọn ác thú Pol Pot đã gây ra cho người dân vô tội.
Tiếp tục mưu
đồ, mục đích chính trị phiêu lưu, cuồng vọng, được sự hậu thuẫn của nước ngoài
cả về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao quốc tế, Khmer Đỏ liên tục tổ
chức xâm lấn biên giới Việt Nam, thực hiện các hành vi thảm sát người dân Việt
Nam ở Tây Nam Bộ, Tây Ninh và Tây Nguyên cực kỳ man rợ.
Vụ thảm sát Ba
Chúc xảy ra tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong cuộc chiến
tranh biên giới Tây Nam năm 1978. Xã nằm cách biên giới Campuchia khoảng 7 km.
Từ giữa năm
1977 đến đầu năm 1978, trong vòng 8 tháng, bọn Pol Pot tấn công vào Ba Chúc
tổng số 30 lần. Từ ngày 15/4/1978, mỗi ngày ông cùng dân làng đếm được từ 1.000
– 2.000 quả pháo do bọn Pol Pot nã vào Ba Chúc.
Ngày
17/4/1978, sau khi bắn pháo, bọn Pol Pot chia làm 2 cánh quân đánh sâu vào Ba Chúc.
Một cánh quân chiếm xã An Lập (phía đông Ba Chúc), một cánh quân đánh chiếm ấp
An Bình dưới chân núi Dài. Ông Dương Văn Giàu, hiện là thủ nhang chùa Tam Bửu
và là người trực tiếp chứng kiến thảm cảnh do bọn Pol Pốt gây ra với nhân dân
Ba Chúc, đã kể lại: “Biết người dân trú trong chùa, bọn Pol Pot bắn pháo vào
hậu liêu chùa, làm chết 40 người, xác chồng chất lên nhau. Lúc đó, trong chùa
vẫn có hơn 800 người trú ngụ. Mọi người đưa 20 người bị thương ra ngoài, tìm
cách đưa đi chữa trị, nhưng bọn Pol Pot bao vây kín mít, không còn đường thoát,
nên lại phải quay về chùa. Hôm sau, chúng khép kín vòng vây chùa, bắt 800
người, phân thành từng nhóm, dắt đi nơi khác thủ tiêu. Có 4 người già yếu,
thương nặng không đi được, chúng bắn chết luôn trong chùa, rồi phóng hỏa đốt
chùa”.
Ngày
18/4/1978, tại cánh đồng cạnh cây cầu sắt Vĩnh Thông, bọn Pol Pot đã thực hiện
cuộc hành quyết nhân dân ta vô cùng man rợ. Chúng áp tải nhân dân từ chùa Tam
Bửu ra cầu sắt Vĩnh Thông, bắt bà con lột hết nữ trang, rồi đẩy từng tốp 20-30
người đến gò đất gần cây cầu để giết hại.
Chúng đập chết
đàn ông, người già bằng gậy gỗ mun, bắn chết bằng súng. Phụ nữ có chút nhan sắc
bị chúng cưỡng hiếp tại cánh đồng, cạnh các xác chết; cưỡng hiếp xong cũng giết
luôn bằng cây gậy xiên qua người.
Một trong hai
nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát này kể lại: Bọn “ác thú” không còn tính
người này còn chơi trò giết hại trẻ em theo kiểu tàn khốc nhất. Không còn hành
động man rợ nào mà chúng không đem ra làm trò tiêu khiển. Bọn Pol Pot hành
quyết bằng gậy gỗ mỏi tay quá, nên chuyển sang bắn và khi súng nổ vang rền, cả
nhóm người đổ ập xuống.
Trong vòng 2
tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157 dân thường Ba Chúc vùng
quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn
dân xã Ba Chúc). Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4, khi một toán
quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm
sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện ra
vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm
hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết.
Đây là một
trong những sự kiện dẫn tới Chiến dịch phản công biên giới Tây Nam. Năm 1979,
chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội
ác, bao gồm 7 hạngmục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ
sen, Nhà khách và vòng rào.
Nhà Mồ, công
trình chính, có hình lục giác. Chính giữa nhà Mồ là một khung hộp kiếng tám
cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát.
Năm 1979,
chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích
tội ác, bao gồm 7 hạng mục: nhà mồ, bia Căm Thù, nhà Truyền thống, nhà Thủy Tạ,
hồ sen, Nhà khách và vòng rào. Nhà Mồ, công trình chính, chứa đựng sọ của 1.159
nạn nhân trong cuộc thảm sát. Trong số đó, có 29 sọ của trẻ sơ sinh, 88 cô gái
từ 16 đến 20 tuổi, 155 phụ nữ từ 21 đến 44 tuổi, 103 phụ nữ từ 41 đến 60 tuổi,
86 phụ nữ trên 60 tuổi, 23 nam giới từ 16 đến 20 tuổi, 79 nam giới từ 21 đến 40
tuổi, 162 nam giới từ 41 đến 60 và 38 nam giới trên 60 tuổi.
Nhà nước Việt
Nam đã công nhận Cụm Di tích Căm thù ở Ba Chúc (hay còn được gọi là Khu chứng
tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc), bao gồm ba điểm tiêu biểu là: Nhà
Mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai theo quyết định 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 7 năm
1980.
“Khép lại quá khứ, hướng tới
tương lai” để hợp tác, cùng phát triển với các quốc gia trong khu vực và trên
thế giới là lựa chọn sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, thể
hiện truyền thống nhân văn của dân tộc đã đúc kết ngàn đời. Thiết nghĩ, khi mà
sự hối hả của cuộc mưu sinh, làm giàu và khởi nghiệp đã và đang trở thành ước
mơ chính đáng của thế hệ trẻ thì mỗi người cũng không nên quên rằng, khắp nơi
trên nước Việt Nam này, những chứng tích chiến tranh, những đài tưởng niệm và
nghĩa trang liệt sĩ, những nạn nhân chiến tranh vẫn còn đó; sách vở, tư liệu về
quá khứ hào hùng nhưng bi thương của cha anh, của cả dân tộc vẫn hiện diện
trong các cuốn sách ở nhiều cửa hiệu đến các thư viện từ trung ương đến địa
phương…
Nhớ về quá khứ không phải là để
nung nấu hận thù, càng không phải để kích động tư tưởng bài ngoại, mà nhớ về
quá khứ chính là cơ sở để xây dựng lòng tự tôn, tự hào dân tộc trong mỗi người,
từ đó suy nghĩ sáng suốt, hành động hiệu quả để không làm tổn thương cha anh,
để xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, để sự hy sinh của cha anh vẹn toàn ý
nghĩa cao quý. Thế nên, là người Việt Nam, dù thế nào cũng không được xóa nhòa
ranh giới giữa chính nghĩa với phi nghĩa, lãng quên lịch sử, thậm chí “đổi
trắng thay đen, biến không thành có, biến có thành không”, cốt để bóp méo lịch
sử./.
Trung Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét