Gần
đây, ở Việt Nam xuất hiện một số tổ chức được gọi là “tôn giáo”, có tôn chỉ,
mục đích hoạt động đi ngược lại đường hướng của Đảng, Nhà nước, với mục đích
chống phá cách mạng nước ta. Tại sao họ lại lợi dụng tôn giáo, coi đó là “chiêu
bài” nguy hiểm để hiện thực hóa mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Việt Nam là quốc
gia đa tôn giáo. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã thực
hiện nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, được đa số chức sắc, tín đồ các
tôn giáo trong nước và các tổ chức quốc tế đồng tình hưởng ứng và thừa nhận2.
Trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về đường lối, chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các tôn
giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Trong 15 năm
qua, cả nước đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 7.916 cơ sở thờ tự,
v.v. Đồng thời, coi trọng củng cố mối quan hệ đoàn kết lương - giáo, cùng nhau
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thôn, bản, địa phương vững mạnh, giàu
đẹp, văn minh, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thế nhưng, các thế
lực thù địch đã không chỉ phủ nhận kết quả đó, mà còn lợi dụng tôn giáo, coi
tôn giáo là vũ khí lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta,
với nhiều chiêu thức thâm độc, tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì
trắng trợn, công khai. Vậy tại sao họ lại lợi dụng tôn giáo để chống phá chúng
ta? Điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch
là lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ không đi theo quỹ đạo của
chúng, mà trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa bằng chiến lược “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ. Phương thức của chúng là tập hợp, liên kết lực lượng
lấy danh nghĩa tôn giáo, thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với
Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ lương
- giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo
để dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của ta.
Qua nghiên cứu thực tiễn cho
thấy, việc các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước
ta là do tôn giáo nói chung, ở Việt Nam nói riêng có những đặc điểm mà chúng có
thể khoét sâu, khai thác.
Trước hết, sự
đối lập về thế giới quan của tôn giáo và thế giới quan duy vật biện chứng trong
nền tảng tư tưởng của Đảng là cơ sở để chúng lợi dụng, khoét sâu mâu thuẫn giữa
chế độ xã hội chủ nghĩa với tôn giáo. Thế giới quan của tôn giáo là thế
giới quan “lộn ngược”; “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo
- vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối
cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần
thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Tính chất duy tâm, thần
bí của tôn giáo đối lập với khoa học, thế giới quan duy vật biện chứng của hệ
tư tưởng Mác – Lê-nin. Lợi dụng sự đối lập này, các thế lực thù địch đi sâu
tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn
giáo, xóa bỏ tôn giáo, từ đó tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với
đời sống hiện thực xã hội chủ nghĩa để kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà
nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Thứ hai, lợi
dụng về đức tin và sự gắn kết cộng đồng của tôn giáo nhằm lôi kéo, tập hợp lực
lượng chống phá cách mạng nước ta. Mục tiêu chỉ được chuyển hóa thành kết
quả khi có lực lượng thực hiện. Vì thế, các thế lực thù địch đã coi tôn giáo là
chiêu bài để lợi dụng, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng, chia rẽ các tôn
giáo với nhau, chia rẽ người có tôn giáo với người không có tôn giáo, nhằm phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ ba, triệt
để tận dụng những bất cập, sơ hở của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức
thực hiện chính sách tôn giáo để kích động quần chúng gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương.
Thứ tư, dựa
vào đặc điểm địa lý; khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc
thiểu số, tôn giáo để phát triển tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.
Những đặc điểm
trên, là cơ sở quan trọng để nắm bắt được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nước ta; xây dựng, phát huy sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương - giáo trong sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Văn Toán
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét