Ngày nay, mạng xã hội
đã trở lên phổ biến trên toàn thế giới. Theo ước tính chỉ riêng Facebook: Hằng
tháng có hơn 2,2 tỷ người dùng; hằng ngày có 1,45 tỷ người đăng nhập; 60 giây
có 510 nghìn comment, 293 nghìn trạngthái được cập nhật, 136.000 ảnh được
tải lên; mỗi ngày có 4,75 tỷ nội dung được chia sẻ, 8 tỷ lượt người xem video
với tổng số thời gian 100 triệu giờ…
Ở Việt Nam, đến đầu
năm 2018 đã có 64 triệu người sử dụng internet; 58 triệu tài khoản Facebook và
đứng thứ bảy trên thế giới về người sử dụng mạng xã hội; hằng ngày, trung bình
người sử dụng máy tính truy cập internet 6 giờ 52 phút, người dùng điện thoại
di động truy cập in-tơ-nét 3 giờ 3 phút…
Ðiều này làm cho phạm
vi tiếp xúc thông tin của nhân loại nói chung, của người Việt Nam nói riêng,
được mở rộng, cập nhật nhanh chóng, kịp thời. Song bên cạnh tính ưu
việt mạng xã hội đã sớm bị một số người lợi dụng, nhằm phục vụ cho mục đích
xấu, biểu hiện cụ thể nhất là tình trạng tin giả (fake news), lập các
tài khoản giả mạo trên mạng xã hội trở thành một tệ nạn mà nhiều quốc gia đang
phải đối diện và giải quyết.
Ðể chống phá Việt Nam,
các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng biến mạng xã hội thành loại công cụ
chủ yếu để lan truyền nhận thức lệch lạc, tuyên truyền thông tin, quan điểm sai
trái, để hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý, điều hành của Nhà
nước, gây tâm lý hoài nghi, dao động, kích động những tư tưởng bất mãn, thù
địch, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa Đảng với nhân dân.
Trước âm mưu, thủ đoạn
đó, khi tham gia mạng xã hội mỗi người cần chú ý, thận trọng, tỉnh táo tiếp
nhận và sàng lọc thông tin để tránh bị lợi dụng, lôi kéo, đồng thời tích cực
tham gia vào cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin
xấu độc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bùi Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét