Ngày 12/11/2018, trên trang
mạng Blog bauxite Việt Nam có đăng tải bài “Luật An ninh mạng Tất cả trở thành
nô lệ tuyệt đối của công an kể cả Quốc hội” của đối tượng Nguyễn
Đình Cống. Đọc bài viết, chúng ta thấy Nguyễn Đình Cống không biết gì, nhằm xuyên tạc, vu khống, tạo ra nhận thức
sai lệch “diễn biến” tình hình Việt Nam với mục đích ngăn cản thực thi khi thời
điểm hiệu lực của Luật sắp tới gần (ngày 01/01/2019 sẽ có hiệu lực).
Sau hơn 20 năm
chính thức kết nối Internet toàn cầu, tính đến nay, Việt Nam đã có khoảng
64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với số liệu này, Việt
Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và
đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Với
sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một
bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã
hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng nổ của công
nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính
lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh... đã
làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang
lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện
những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn như: Nhiều cuộc bạo loạn, lật đổ diễn ra ở nhiều nước mà hậu
quả dẫn đến là bất ổn chính trị, xung đột vũ trang; nhằm vào các cơ quan chính
phủ, hệ thống tài chính, ngân hàng, thông tin, liên lạc, giao thông, nhà máy
điện nguyên tử…trong đó công cụ chính được sử dụng để kích động, lôi kéo từ
không gian mạng. Nhiều quốc gia đã nhận thức rõ
về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa
mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao, mặc dù thể hiện dưới nhiều ngôn
từ khác nhau, nhiều quốc gia đã ban hành những chính sách, văn bản luật để đảm
bảo an ninh mạng, bảo vệ thông tin, con người, trật tự, an toàn xã hội khi tham
gia hoạt động trên không gian mạng tại 138
nước ban hành luật an ninh mạng (trong đó có 95 nước đang phát triển), nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại
các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực
lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng
chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ trong vòng 06 năm trở lại đây, đã có
23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.
Do vậy, Việt Nam ban hành và thực hiện Luật An ninh mạng không phải là trường
hợp mới và mang tính ngoại lệ.
Mặc dù vậy, trong
những ngày vừa qua, lợi dụng thời điểm công bố dự thảo Nghị định thực hiện Luật
An ninh mạng và thời điểm Luật sắp sửa có hiệu lực thi hành, các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội chính trị, nhiều người dưới danh nghĩa các nhà hoạt xã hội
đã tìm cách lập luận, phân tích với mục đích ngăn cản quá trình thực hiện Luật
An ninh mạng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Luật
An ninh mạng ở Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt, ngoại lệ, mà mang
tính phổ quát chung như nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài mục đích là cơ sở pháp lý hữu
hiệu góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc và người
dân trước những nguy cơ đe dọa, tạo môi trường không gian mạng lành mạnh, góp
phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phục vụ quá trình xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc thì Luật An ninh mạng không nhằm mục đích nào khác. Luật An
ninh mạng được Quốc hội thống nhất thông qua với sự nhất trí cao, điều đó thể
hiện nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân thông qua người đại biểu của
mình. Luật An ninh mạng một mặt bảo vệ an toàn, an ninh mạng, mặt khác
nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân trên không gian mạng, không có những hành
vi, việc làm trái với quy định của pháp luật gây tổn hại đến an ninh quốc gia
và các chuẩn mực, giá trị tốt đẹp khác. Luật An ninh mạng được Quốc hội - cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất, ban hành đúng với chức năng, vì lợi ích
chung, phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành, được hệ thống
chính trị đồng thuận, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Với
lôgic như vậy, nói “Luật An ninh mạng Tất cả trở thành nô lệ tuyệt đối của công
an kể cả Quốc hội” là một lập luận suy diễn theo chiều hướng tiêu cực, cố
tình làm hoang mang dư luận, tạo ra cách hiểu, cách nhận thức sai trong nhân
dân.
Mục
đích của họ là gì? Phải chăng những phần tử, đối tượng này trong nhiều năm qua
đã lợi dụng không gian mạng, coi đây là công cụ, kênh thông tin tuyên truyền
xuyên tạc hữu hiệu, phương thức kết nối trong - ngoài hiệu quả để “nội công,
ngoại kích”, vận động, lôi kéo, tập hợp lực lượng… để gia tăng chống phá Đảng,
Nhà nước, suy diễn tình hình Việt Nam với mục đích đấu tranh hòng làm tan rã thể
chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam.
Nay Luật An ninh
mạng ban hành, thực thi những điều kiện nói trên bị hạn chế, triệt tiêu, do
vậy, chúng gia tăng đấu tranh, vận động để ngăn cản. Thủ đoạn tinh vi, thâm độc
rõ ràng là thế.
Trong thời điểm lấy
ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng và
thời gian có hiệu lực của luật sắp đến gần, cần cảnh giác trước thủ đoạn chống
phá, những luận điệu diễn biến, xuyên tạc, công kích mà chúng đã và đang gia
tăng phá hoại./.
Chiều tím
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét