Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

. TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM TRUNG QUỐC, KHI CẢ THẾ GIỚI CẦN VIỆT NAM VÀ VIỆT NAM CẦN CẢ THẾ GIỚI!


Đại hội XX vừa kết thúc, TBT, CTN Tập Cận Bình ngay lập tức mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhà ta sang thăm chính thức Trung Quốc. Việt Nam chứ không phải quốc gia nào khác, được mời đầu tiên. Thuyết âm mưu của Việt Tân và các thế lực thù địch liên tục xuyên tạc, bôi nhọ, kích động nhân dân về cái gọi là "Ông Trọng sang chầu Bắc Kinh", "Việt Nam đớn hèn khi không dám đối đầu với Trung Quốc " hay "Ông Nguyễn Phú Trọng sang nhận chỉ thị của Ông Tập Cận Bình "...xin có đôi lời như sau:

Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư nước ta sang thăm khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX vừa kết thúc, thể hiện sự coi trọng Việt Nam của Trung Quốc. Cổ nhân dạy "bán anh em xa, mua láng giềng gần" hay "môi hở răng lạnh". Việt Nam cần hoà bình, ổn định để phát triển, cần thị trường 1,4 tỷ dân để xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản...Trung Quốc cần Việt Nam trong chiến lược cạnh tranh nước lớn, chắc chắn họ không bao giờ muốn hở sườn phía Nam trong bối cảnh Mỹ xoay trục ngày càng mạnh hướng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việt Nam - Trung Quốc dựa lưng vào nhau cùng phát triển. Người Trung Quốc cũng cần thị trường 100 triệu dân và đang phát triển nhanh và bền vững như nước ta. Dù còn một số khác biệt nhưng rõ ràng là Việt - Trung không thể đối đầu nhau. Vấn đề Nga và Ukraine cho chúng ta bài học xương máu. Việt Nam độc lập, tự chủ, chủ động trong quan hệ ngoại giao chứ không bao giờ lệ thuộc bất kỳ một quốc gia nào.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững “ngũ tri” và luôn “biết mình, biết người”, xác định được đúng vị trí của mình trong quan hệ với các nước là một nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Người. Nhận thức được vai trò và vị thế Việt Nam là một nước nhỏ, Người vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp tư duy phương Đông về “Ngũ tri” (năm cái biết - biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến) trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ với các nước lớn.

Trong hoạt động đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo là “phải nhìn cho rộng, phải suy cho kỹ” để biết người, biết mình, luôn làm chủ tình thế. Hiểu rõ vị trí chiến lược của Việt Nam trong mối quan hệ giữa các nước lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Người nhận ra rằng, để đương đầu với các nước lớn hơn ta về nhiều mặt, ngoại giao đóng một vai trò rất quan trọng. Trong quan hệ với các nước lớn, Người chủ trương phải hiểu được các nước lớn, dù là đồng minh hay đối thủ, biết được mối quan tâm và chiến lược cơ bản của họ, hiểu bản chất và vận hành nội trị và ngoại giao từng nước lớn, quan hệ hợp tác và đấu tranh giữa các nước lớn cùng những giới hạn của các mối quan hệ đó. Chỉ khi “biết người” như vậy thì ngoại giao Việt Nam mới có thể độc lập tự chủ, mềm dẻo linh hoạt. Trung Quốc vừa là nước lớn lại vừa là láng giềng. Việt Nam - Trung Quốc hoà hiếu, cùng phát triển là thượng sách của cả hai quốc gia.

Nhắc lại lịch sử dân tộc để thấy, năm 938, khi Ngô Quyền chiến thắng Quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành lại độc lập cho đất nước ta thì trước đó nhân dân ta đã phải chịu kiếp sống của kẻ tôi đòi hơn 1000 năm Bắc thuộc. Kể từ đó đến nay đã trãi qua 1084 năm với bao biến cố và thăng trầm của lịch sử; lúc hưng thịnh cũng như lúc suy tàn; có lúc là thù, lúc lại lại bạn. Tuy nhiên với những ai am tường về lịch sử của dân tộc có thể nhận thấy một điều rằng cha ông ta đã rất khôn khéo trong việc chung sống hòa bình với người Trung Quốc - người làng giềng phương Bắc khổng lồ! Chung sống hòa bình vì bách tính của Đại Việt chứ không phải là lệ thuộc Bắc phương.

Lịch sử dân tộc ta chưa bao giờ có khái niệm “sợ Trung Quốc”, có nghĩa là một khi họ dấy can qua, mang sức mạnh để uy hiếp, xâm lược thì các Triều đại phong kiến của ta đã lãnh đạo nhân dân đứng lên để bảo vệ sơn hà xã tắc, khẳng định với giặc phương bắc chân lý bất diệt “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”. Triều Tiền Lê và nhà Lý chống Tống; nhà Trần bình quân Mông Cổ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh thắng quân Minh lập nhà Hậu Lê; Vua Quang Trung đại phá quân Thanh, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đập tan 60 vạn quân Trung Quốc tại biên giới phía Bắc năm 1979. Đó là những trận chiến long trời lở đất của quân và dân ta qua các thời kỳ khác nhau, làm cho giặc phương Bắc “chích luân bất phản, phiên giáp bất hoàn” khẳng định rằng “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”!

Tổ tiên ta đã rất tinh anh khi hiểu rõ rằng dù đến hàng triệu năm sau thì dân nước Nam ta và Trung Quốc vẫn sẽ là hàng xóm láng giềng, đó là điều bất biến! So về thế và lực thì chúng ta phải thừa nhận rằng họ mạnh hơn ta trên hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ lòng yêu nước! Vậy nên khi đánh thắng họ rồi, các bậc tiền nhân cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thảo cho chúng về nước, cử sứ thần qua hòa hiếu với chúng. Không phải là chúng ta đớn hèn mà đó là vì tiền nhân lấy đại cục làm trọng nên đem đại nghĩa để đối trọng với hung tàn, lấy chí nhân để giải trừ cường bạo. Mục đích cuối cùng là thái bình cho tổ quốc, vì cuộc sống của bách tính nước Việt mà thôi! Vì sách động binh đao, gây thù chuốc oán không phải là hồng phúc cho muôn dân trăm họ!

Dù muốn hay không thì Việt - Trung mãi mãi là hàng xóm láng giềng, không thể tách rời lãnh thổ, lãnh hải được. Thực tế cho thấy, Trung Quốc đang trên đà trở thành đất nước hùng mạnh nhất thế giới. Họ là nước lớn và để chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, không phải là chuyện dễ. Chuyện quốc gia đại sự cần phải có những cái đầu tinh anh thì mới dẫn dắt cả dân tộc đi đến thắng lợi. Những kẻ thất phu như Tuấn Khanh, Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm chỉ là giống ký sinh trùng trên cơ thể ngoại bang, tư cách gì để dạy những người đã đánh đuổi ngoại xâm, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho tổ quốc? Bài học chúng sống hòa bình với nước lớn thì cứ lấy gương Ukraina mới đây để hiểu rõ vẫn đề. Ukraina mắc sai lầm chết người là đối đầu với Nga, quốc gia hùng cường ở sát nách họ và là người anh em lâu đời để theo phương Tây. Kết cục là họ mất cả chì lẫn chài. Các người cứ kêu gọi bài Trung theo Mỹ để đòi lại Hoàng Sa, chẳng những Hoàng Sa nhất thời chưa lấy lại được bằng vũ lực mà chắc biển Đông lại dậy sóng, cửa khẩu đóng sập và hàng hoá nước ta đi về đâu. Hậu họa khôn lường nếu khiêu khích và đối đầu với láng giềng! Bãi cạn Scarborough của người anh em Philippines là bài học nhãn tiền. Mỹ trơ mắt nhìn đồng minh của mình mất trắng.

Việt Nam ngày nay kế tục tiền nhân, Đảng và nhà nước ta luôn khôn khéo lựa chọn cho đất nước bước đi đúng đắn; với chính sách “viễn giao, cận giao” chúng ta sẵn sàng làm bạn, là đối tác với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác cùng phát triển, thêm bạn bớt thù với mục đích chính là tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tất cả vì nhân dân Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc là một trong những nước có mối quan hệ ngày càng phát triển với chúng ta; điều này thể hiện bằng Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung. Đây là mối quan hệ bình đẳng, sòng phẳng vì nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác của khu vực và trên thế giới; hoàn toàn khác so với luận điệu của bọn phản quốc khi chúng cho rằng Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc, bán đất đai, biển đảo cho Trung Quốc và sẽ bị sát nhập vào Trung Quốc…

Cái gọi là “thỏa hiệp, ham danh lợi, phản bội, và sẵn sàng bán rẻ tổ quốc với những lời ngụy biện ngu xuẩn” như Việt Tân và Tuấn Khanh nói, vậy xin hỏi: Ai đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào!, đánh bại chính Trung Quốc năm 1979”, thu giang sơn của tổ tiên sau bao năm bị bọn ngụy quân, ngụy quyền hết bán cho Pháp lại dâng cho Mỹ? Ai đã lãnh đạo nhân dân xây dựng một đất nước điêu tàn vì khói lửa của chiến tranh; người dân đói rét, thất học nhiều mà trở thành một đất nước được cả thế giới nể trọng! Ai đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược để bảo đảm giang Sơn muôn dặm không mất một tất cho Tây, cho Tàu, vẫn đang đấu tranh để đòi lại Hoàng Sa (do ngụy Sài Gòn làm mất năm 1974) bằng luật pháp quốc tế? Nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì liệu tổ quốc này có còn tồn tại theo một thể thống nhất?

Thực tế, đám tàn dư ngụy quân, ngụy quyền đã chống đối chế độ Cộng sản nhiều đời và nhiều lần trong lịch sử hiện đại. Chúng “trung thành” Pháp, Mỹ, Úc, Canada chứ không phải trung thành với nước Việt. Chúng yêu bản thân và vì lợi ích cá nhân hơn là yêu nước. Mục đích tối thượng của chúng là lật đổ Nhà nước Việt Nam để phục hận vì những lợi ích gắn liền với giặc ngoại xâm của chúng bị mất sạch sau khi Việt Nam thắng Mỹ. Chúng muốn trở về rửa hận, lấy lại những gì đã mất, tranh quyền giành ghế. Mối quan hệ phức tạp Việt - Trung chính là một trong những chiêu bài để chúng bám lấy và lợi dụng. Đó là bản chất của đám lưu vong và những kẻ chết não như Tuấn Khanh, thực chất chẳng bao giờ có chuyện các người yêu nước!

Chiến tranh xảy ra thì ngọc đá đều tan, đó không phải là cái phúc của xã tắc nhưng lại là món lợi ngàn năm có một của các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài nước vì đó là thời cơ để chúng hòng “lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền nhân dân”, rước ngoại bang và nhà để thỏa mãn mưu đồ đã trở thành bản chất của chúng là bán nước cho giặc để được “vinh thân, phì gia.

Cổ nhân có câu “làm việc lớn không câu nệ tiểu tiết mà lấy đại cục làm trọng” Những người Cộng sản Việt Nam luôn lo đến cái lợi lớn nhất của đất nước, cái tổng thể chung, lâu dài, bền vững, không để những tiểu tiết làm hư đại sự, không vì muốn thỏa mãn những cảm tính, tự ái, không để bị kích động nhất thời mà làm hỏng chuyện lớn. Còn những kẻ chống đối, cơ hội chính trị, từng theo chân giặc vẫn luôn miệng tuyên truyền dối trá, nâng quan điểm về những cái gọi là “đại họa mất nước”, “Cộng sản bán nước cho giặc”, “Cộng sản đang bị Hán hóa”, “Việt Nam sẽ bị sát nhập vào Trung Quốc”. Có một điều chắc chắn là nếu nước ta chuyển sang chống Trung Quốc như trong giai đoạn 1979-1989 thì chẳng bao giờ chúng theo ta chống Trung Quốc đâu. Việt Nam là ngôi sao đang lên của thế giới, thế giới cần Việt Nam và Việt Nam cần thế giới. Không riêng gì Trung Quốc coi trọng chúng ta mà Hoa Kỳ cũng đang muốn nâng tầm quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện. Đừng cố xuyên tạc về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét