20/11
chính là ngày Nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo
Việt Nam). Đây là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng được tổ chức vào
ngày 20/11 hàng năm để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành
giáo dục.
Nguồn
gốc ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Vào
tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp
lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des
Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Vào
năm 1949 (sau 3 năm), tại hộ nghị ở thủ đô của Ba Lan - Waszawa, FISE đã
ra bản “Hiến chương các nhà giáo” bao gồm 15 chương với nội dung nói về đấu
tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt
đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của
người thầy.
Năm
1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam cũng trở thành là một trong những thành viên
của tổ chức FISE, đã quyết định trong cuộc họp của tổ chức FISE từ 26
- 30/08/1957 tại thủ đô Ba Lan.
Và
ngày 20/11/1958 chính là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, và lần đầu tiên
được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20/11 được tổ chức
ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam.
Khi
đất nước thống nhất thì ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống, diễn ra hàng
năm. Vào năm 1982, ngày 20/11 là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên
được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Và
từ đó đến ngày nay, cứ đến ngày 20/11, các thế hệ học sinh lại tôn vinh, thể
hiện lòng biết ơn thầy cô.
Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày
20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam.
Điều này vô cùng phù hợp với một dân tộc hiếu học và truyền thống tôn sự trọng
đạo như Việt Nam.
Ngày
20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến
thầy cô giáo của mình. Dù đang ngồi hay rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày
20/11, mọi người đều hướng đến thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà
tốt đẹp đến thầy cô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét