Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM


 

Gần đây, một số đối tượng bất mãn chế độ hay những kẽ chuyên làm nghề khóc thuê lại lợi dụng việc “Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ lần thứ 26” để vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tự do, dân chủ, nhân quyền. Tại sao chúng phải làm vậy? Thực sự vấn đề này như thế nào?

Trước tiên, có thể khẳng định đây là những luận điệu xuyên tạc trắng trợn nhằn lôi kéo một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết hoặc thờ ơ trước thời cuộc.

Bởi lẽ, dân tộc ta, vốn có truyền thống nhân đạo, nhân văn: “Thương người như thể thương thân”; “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người của dân tộc ta gắn liền với chống các kẻ thù xâm lược. Trong Cáo bình Ngô, do Nguyễn Trãi soạn thảo, có đoạn viết:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân;

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Và trong bản Tuyên ngôn độc lập, công bố ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:  “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; Trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc… Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791,… Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã khẳng định về quyền con người luôn tồn tại suốt chiều dài lịch sử ở một đất nước có độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia như Việt Nam.

Lịch sử cũng cho thấy: ở nước ta quyền con người ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 1945. Tuy nhiên trong các Hiến pháp 1946, 1958, 1980 chưa có khái niệm quyền con người. Nội dung quyền con người khi đó được mặc định nằm trong quyền công dân. Cho đến Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 QCN và quyền công dân mới được quy định đầy đủ và tương thích với các Công ước quốc tế về QCN.

Điều 3, Chương I , Hiến pháp 2013 về Chế độ chính trị quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã trải qua nhiều bước thăng trầm do một số kẻ kỳ thị với chế độ xã hội ta. Trên lĩnh vực nhân quyền, mặc dù đã có những bước phát triển nhất định nhưng vẫn còn nhiều khác biệt. Điều này không chỉ do khác biệt về chính trị-văn hóa và pháp luật… đối thoại về quyền con người là một sáng kiến quan trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Trong những vòng đối thoại gần đây hai nước đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ… Tuy nhiên vẫn còn một số khác biệt do thể chế quốc gia, truyền thống lịch sử, văn hóa…điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước… Phía Việt Nam quan tâm đến những vấn đề về kỳ thị, phân biệt đối xử với người da mầu ở Hoa Kỳ. Chẳng hạn hình ảnh một cảnh một cảnh sát Hoa Kỳ dùng đầu gối kẹp cổ một người da mầu. Hoặc cảnh nhiều người vô gia cư sống ở vỉa hè, lề đường. Điều này là không thể chấp nhận được, nhất là đối với một quốc gia giầu có bậc nhất thế giới. Đáng lưu ý nhiều hãng thông tấn báo chí có trụ sở ở Hoa Kỳ thường xuyên đăng tải phát sóng nhiều thông tin xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhất là về quyền tự do ngôn luận, báo chí.

Các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được quy định đầy đủ trong Hiến pháp 2013 (từ  Điều từ 19 đến Điều 25). Trong quan hệ quốc tế Việt Nam đã gia nhập và ký kết hầu hết các Công ước quốc tế về QCN. Theo các phương tiện thông tin truyền thông, tính đến nay, Việt Nam đã có nhiều cuộc đối thoại song phương về QCN với các quốc gia Australia ra 16 lần, Thụy Sĩ – 14 lần, Na Uy 13 lần, EU 9 lần…, nhiều hơn cả là với Hoa Kỳ, 26 lần.

Về quan điểm trong đối thoại quyền con người, Đảng ta nhất quán chủ trương: Trong đối thoại cần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế, đồng thời kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia – dân tộc, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Vì vậy, có thể khẳng định một lần nữa rằng, các luận điệu nói xấu về vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hoàn toàn là bịa đặt, hư vô và nhằm trục lợi cho một nhóm người mong muốn Việt Nam không bao giờ phát triển, sáng ngang cùng cường quốc năm châu được./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét