Những
nhiệm kỳ gần đây, khi Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hơn nữa cuộc
đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và hệ thống chính trị
thì các phần tử phản động, cơ hội, các thế lực thù địch đã xuyên tạc bản chất
cuộc đấu tranh này bằng những luận điệu phản động như: "Tham nhũng là sản
phẩm của chế độ độc Đảng ở Việt Nam", nên "không được tham nhũng, thì
hệ thống đảng sẽ tự rệu rã, tự giải tán". Việt Nam "càng chống tham
nhũng thì tham nhũng ngày càng gia tăng vì không có dân chủ". Việt Nam
"không thể chống tham nhũng thành công vì đó là do các phe cánh trong Đảng
đấu đá nhau". Ở Việt Nam, "đấu tranh chống tham nhũng chỉ là cái cớ,
thực chất là sự phân chia quyền lực" và chống tham nhũng là "các
trận đấu giữa băng này với nhóm kia trong hệ thống chính trị, trong hệ thống
công quyền"…
Thực
tế, đấu tranh chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, không ngừng, không
nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể họ là ai, đã và đang đảm
nhiệm chức vụ gì, dù nghỉ hưu hay đang đương nhiệm, từ Trung ương đến địa
phương… là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị.
Trong các ngày 18 và 19-10-2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã họp kỳ thứ 21.Tại
kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội
dung: Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu
vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng
trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Tiếp
tục xem xét một số đảng viên liên quan đến vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại kỳ
họp thứ 19 đối với Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021;
Xem xét báo cáo của Tỉnh ủy Hòa Bình và Tỉnh ủy Khánh Hòa.
Thực
tế, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng là đấu tranh chống tham nhũng
phải luôn tuân thủ quy định của pháp luật; đấu tranh chống tham nhũng
phải quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ…
những kết quả đạt được của công tác này những năm qua không chỉ tạo được bước
đột phá mà còn góp phần từng bước hình thành cơ chế răn đe để mỗi cán bộ, đảng
viên ở các cơ quan công quyền "không dám tham nhũng, không thể tham nhũng
và không muốn tham nhũng"…
Việc
các phần tử nêu trên tự suy diễn và quy chụp rằng chống tham nhũng ở Việt Nam
bị lạm dụng để biến thành những cuộc thanh trừng phe phái, "mạnh được yếu
thua" chỉ là sự bịa đặt thiển cận. Thực tế, ở Việt Nam, không phải tham
nhũng "càng chống càng tăng về quy mô, tính chất" và biểu hiện ngày
càng "hung hãn, kịch liệt, tinh vi" mà là càng làm nghiêm khắc, triệt
để thì càng phát hiện sớm những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vụ lợi từ
những người đã suy thoái để kịp thời xử lý theo pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét