Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

TIẾN LÊN CNXH LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN!


Hiện này, các thế lực thù địch đang ra sức tuyên truyền về cái gọi là "chủ nghĩa cộng sản lỗi thời, sẽ thoái trào, sớm muộn sẽ sụp đổ". Ngay cả những người từng giữ những chức vụ quan trọng của đất nước cũng hùa theo chúng. Đặc biệt là Ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cho rằng: "Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng như cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 và đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đã chứng minh hùng hồn là mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm Marx - Lenin đã thực sự lỗi thời, đã bị lịch sử đào thải". Từ đó, Nguyễn Đình Bin kêu gọi Đảng cộng sản Việt Nam phải đổi mới về chính trị, bỏ Chủ nghĩa Mác - LêNin. Xin có đôi lời:

Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ thuyết đúng đắn, khách quan, khoa học nhất. Giải thích mọi sự vật hiện tượng khách quan, biện chứng và khách quan, phương pháp luận hết sức khoa học. Các Mác, Ăng Ghen, Lê Nin mặc dù là những thiên tài nhưng những nghiên cứu của họ từ thế kỷ 19, đầu 20. Vậy nên hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó nên các nhà kinh điển của Chủ nghĩa xã hội đã yêu cầu phải luôn nghiên cứu và phát triển, bổ sung lý luận để phù hợp với thực tiễn. Quan hệ sản xuất phải không ngừng đổi mới để theo kịp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng phải theo kịp sự vận động và phát triển của cơ sở hạ tầng. Cơ chế chính sách phải điều chỉnh để phù hợp hơi thở của thời đại. Vậy nên nói Chủ nghĩa Mác - Lê Nin lỗi thời là không có cơ sở.

Liên Xô sụp đổ là do nguyên nhân nội tại từ sai lầm của họ chứ không phải là do học thuyết Mác - Lênin. Thực tiễn kiểm nghiệm chân lý và lý luận soi đường cho quốc dân đi. Liên Xô đã quá rập khuôn, máy móc, chậm đổi mới. Phạm phải những sai lầm mà Lê Nin đã chỉ ra "không có kẻ thù nào có thể tiêu diệt những người Cộng sản, dù chúng hùng mạnh và hung hãn đến đâu. Ngoại trừ những người Cộng sản tự tiêu diệt chính họ bằng những sai lầm, khuyết điểm không kịp khắc phục ". Liên Xô đã mắc phải những sai lầm không thể vãn hồi và họ tự sụp đổ.

Cố Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro từng có bài phản biện để đời khi các thế lực thù địch tuyên truyền, xuyên tạc: "Họ nói về sự thất bại của chủ nghĩa xã hội, nhưng sự thành công của chủ nghĩa tư bản ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ đang ở đâu? Thành công ở đâu khi nó (chủ nghĩa tư bản) đang tạo ra đói nghèo, bùng nổ dân số, chiến tranh và phá hủy sinh thái (tại các khu vực đó)?". Chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và phát triển, và so với mức sống, tự do, dân chủ và phát triển chung của nhân loại thì rõ ràng, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên ở mức cao hơn. Trong đó, Trung Quốc đang trên đường trở thành cường quốc số một thế giới. Vì thế, nói rằng "chủ nghĩa xã hội thoái trào, bị đào thải" là không có cơ sở.

Từ lâu, nhiều nước Tư bản chủ nghĩa trên thế giới đã nhận ra yết hầu và những khuyết tật mà học thuyết Mác - Lênin chỉ ra. Họ vận dụng và phát triển học thuyết của những người Cộng sản để điều chỉnh những khuyết tật đó. Các nước Bắc Âu đang xây dựng chính quyền xã hội, chính quyền nhân dân, hay chính Hoa Kỳ, Anh, Pháp...cũng đang tự điều chỉnh nó. Trung Quốc và Việt Nam bừng tỉnh khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Chúng ta phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước xây dựng xã hội "dân chủ, công bằng, văn minh". Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc, Việt Nam "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm binh phong" hay chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời như Nguyễn Đình Bin nói.

Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra đường lối đổi mới đất nước mà khởi nguồn là đổi mới tư duy, đổi mới quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những đổi mới này, trên rất nhiều vấn đề, nhiều nội dung cơ bản, quan trọng là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước kinh tế chưa phát triển vào điều kiện nước ta ngày nay. Chính lãnh tụ V.I.Lênin đã đưa ra lý thuyết về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước đa số dân cư là tiểu nông. Những ngành kinh tế mà V.I.Lênin muốn khôi phục nhanh chóng là nông nghiệp và thương nghiệp. Chỉ cần hai lĩnh vực này hồi sinh như trước cách mạng đã có thể cứu người dân Nga khỏi chết đói. Sau đó là những kỳ vọng của V.I.Lênin về đầu tư từ các nước tư bản phát triển cũng như từ tư bản tư nhân trong nước...Từ cơ sở lý luận đó, Việt Nam, Trung Quốc... đã kế thừa và phát triển để xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lên tầm cao mới và có cơ đồ như hôm nay.

Để đạt những thành tựu như ngày hôm nay, nói như tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong là: “"Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", đó là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Đảng thường xuyên xuyên tự đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Đoàn kết trên dưới một lòng để cùng nhau chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ của sự ấm no, tự do, hạnh phúc như hôm nay. Năm 1995, GDP đầu người của Việt Nam là 358,7 USD, đứng thứ 175/195 quốc gia, là một trong 20 quốc gia nghèo nhất thế giới. Đến hết năm 2022, GDP đầu người là 3.700 USD, đứng thứ 110/195 quốc gia. Quy mô nền kinh tế đạt 420,6 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới, thứ 3 Đông Nam Á. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được cải thiện.

Thực tiễn chỉ ra rằng, sau 27 năm, thu nhập đầu người Việt Nam đã cao gấp 10,25 lần, tăng 65 hạng (từ 175 lên 110, trong Asean vượt qua Philippines, Malaysia, Singapore) và về qui mô nền kinh tế lớn gấp 12,9 lần, vượt qua 21 quốc gia (trong Asean có Singapore và Malaysia). Điều đó có nghĩa rằng 27 năm qua (1995-2022) chúng ta đã làm được kỳ tích. Việt Nam đã đưa nền kinh tế tăng gấp 10 lần cả về qui mô lẫn mức sống của người dân, tăng 21 hạng về qui mô nền kinh tế và tăng 65 hạng về thu nhập đầu người (thịnh vượng) trên bảng xếp hạng các quốc gia...

Từ những lẽ trên, có thể khẳng định những luận điệu mà các thế lực thù địch, ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao là không có cơ sở../.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét