Từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) cho đến nay, đã trải qua 13 kỳ
đại hội. Trong mỗi kỳ đại hội diễn ra bối cảnh lịch sử của tình hình đất nước,
khu vực và trên thế giới đều khác nhau.
Các thế lực thù địch, phản động cùng với những phần tử cơ hội chính trị
càng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta
và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, công tác đấu tranh phản bác luận điệu xuyên
tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trên
mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phần làm rõ bản chất xuyên tạc, phản động của
các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội thực hiện âm mưu “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ, đòi đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam, hạ thấp vai trò lãnh
đạo của Đảng ta, kịp thời ngăn chặn gây nhiễu thông tin sự thật về chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước ta.
Thực
tế, gần đây cho thấy trên nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại, trang mạng
của các tổ chức phản động lưu vong và mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản
động cùng những phần tử cơ hội chính trị tăng cường tung ra các luận điệu xuyên
tạc, giả mạo, thất thiệt chống phá Đảng. Chúng ra sức thổi phồng, suy diễn, bóp
méo, bịa đặt, quy kết thành những hạn chế, yếu kém của Đảng, Nhà nước trong
công tác cán bộ.
Chúng
lợi dụng sự kiện có thật, khoét sâu vào những thiếu sót, hạn chế trong đời sống
xã hội để tạo cớ xuyên tạc, vu cáo như: Các vụ án kinh tế, tham nhũng, sự cố
môi trường... Trên cơ sở đó, suy diễn, xuyên tạc theo chiều hướng tiêu cực,
hoặc xuyên tạc vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hạ thấp danh dự, uy tín
của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhằm tạo ra những nhận thức lệch lạc,
bất mãn đối với chế độ, chính quyền; tạo ra yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ gây hoang mang trong xã hội; kích động hành vi chống đối,
biểu tình, bạo loạn, lật đổ.
Trước
sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động nhiệm vụ đấu tranh
phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái, thù địch càng phải
được chú trọng, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả nhằm bảo vệ nền tảng tư
tưởng trước thềm Đại hội lần thứ XIII đang đến gần.
Vì
vậy, để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm
sai trái thù địch, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng các cấp ủy,
tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung cơ
bản sau:
Một
là, quán triệt và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, đấu tranh phản
bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan, đơn vị,
địa phương tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng
nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn
của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời vận dụng, phát triển
sáng tạo, làm cho lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực
sự là nền tảng tư tưởng vững chắc của Đảng, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống
tinh thần toàn xã hội.
Hai
là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, quan
điểm sai trái, thù địch gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XIII)
về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ. Cơ quan, đơn vị, địa phương cần thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác,
có định hướng các vấn đề thời sự, chính trị, nhất là những thông tin liên quan
đến đại hội đảng các cấp cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, giúp mọi
người phân biệt đúng sai, tự sàng lọc, tự “miễn dịch” với những thông tin xấu
độc.
Ba
là, thường xuyên đổi mới phương thức, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực
lượng, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các
thế lực thù địch. Đa dạng hóa hoạt động đấu tranh theo hướng: thiết lập và sử
dụng các trang web, blog, diễn đàn để đăng tải các bài viết với nội dung tuyên
truyền các quan điểm chính thống, định hướng dư luận, phản bác hoặc tiến hành
đấu tranh phản bác ngay tại các trang mạng “độc hại”, phản động được đối tượng
sử dụng. Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên đưa tin, viết bài, bình
luận; nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh phản bác với luận cứ khoa học,
tính thuyết phục cao. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp đấu tranh, cả trực tiếp và
gián tiếp; giữa xây và chống, trong đó lấy xây là chính; chủ động cung cấp
thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí để viết bài đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội.
Bốn
là, tăng cường quản lý, chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc
truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị điện tử phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch trên Internet, mạng xã hội. Chủ động phối hợp với các nhà cung cấp
dịch vụ, tính toán sử dụng các giải pháp về công nghệ thông tin để ngăn chặn
một cách triệt để các tin tức xấu độc trên các trang mạng. Kiên quyết xử lý kịp
thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị,
Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng. Siết chặt kỷ cương, kỷ
luật trong Ðảng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp
hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, Quân
đội; lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo
danh, hoặc thư có danh nhưng có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.
Đấu
tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm
vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính
trị và mọi cán bộ, đảng viên cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống các chủ
trương, giải pháp. Thực hiện tốt những nội dung cơ bản trên sẽ góp phần ngăn
chặn hữu hiệu, giảm tác hại từ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch, phản động trên Internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông,
nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét