Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà
nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, vì đây là một trong
những quyền cơ bản của mọi người, được Hiến pháp năm 1946 đến Hiên pháp năm
2013 khẳng định trên nguyên tắc hiến định.
Thực tế đã chứng minh, ngay sau khi
thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dù còn bộn bề công việc, ngày
03/9/1945 tại phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu
cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói “Tôi
đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”. Người
từng kêu gọi các tôn giáo hãy xóa bỏ hiềm khích, kỳ thị đoàn kết cùng toàn dân
lo cho nền độc lập của nước nhà, và lịch sử đã chứng minh, dù trong điều kiện
khó khăn của đất nước, nhưng chức sắc các tôn giáo đồng bào có đạo giáo khẳng
định rõ sự gắn bó đồng hành với dân tộc.
Kế thừa quan điểm, tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo, trong mỗi giai đoạn lãnh đạo cách mạng Đảng, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo cơ sở pháp lý để các tôn
giáo hoạt động ổn định, tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo
hội.
Nhờ
có chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo mà số lượng chức sắc, tín đồ,
cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân được
đảm bảo tốt hơn. Có thể nói, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện hoạt động
thuận lợi như hiện nay, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, chức sắc, chức việc,
tín đồ ngày càng đông, cơ sở thờ tự ngày càng khang trang, việc sinh hoạt tôn
giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật.
Những
kết quả nêu trên trong thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
của Việt Nam đã đáp ứng tâm tư, tình cảm và nguyện vọng chính đáng của chức sắc,
chức việc tôn giáo và đồng bào có đạo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực của tôn
giáo, nghị quyết Đại hội Nghị quyết XIII của Đảng ta, tiếp tục khẳng định “phát
huy những giá trị, văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cho sự nghiệp phát
triển đất nước”; nhờ có chủ trương, chính sách, pháp luật mà các tôn giáo
hưởng ứng rất sớm các phong trào thi đua yêu nước thực hiện tốt “việc đạo, việc
đời”; đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid -19, các tôn giáo đã đồng hành với
chính quyền, ủng hộ kinh phí hàng trăm tỷ đồng; nhiều cơ sở thờ tự trở thành điểm
cách ly tập trung chăm sóc bệnh nhân…giá trị nhân văn, yêu thương, chia sẻ, vì
cuộc sống tốt đẹp được lan tỏa trong đời sống xã hội, được chính quyền và Nhân
dân ghi nhận
Đó
là sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận, xuyên tạc, bác bỏ. Điều đó thể hiện
sâu sắc bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ dân chủ ở Việt Nam.
Thế
mà trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động vẫn cố tình
xuyên tạc sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa ra một số đánh giá không
khách quan, thông tin sai lệch. Điển hình, ngày 27/10/2022, trên
trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA), tán
phát bài “Chính quyền địa phương viện cớ trộm lúa để bắt người theo đạo Tin
Lành”, nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ta; vu cáo chính quyền Việt Nam tăng cường các biện pháp “đàn
áp” đạo Tin Lành; kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế can thiệp; kích động
tín đồ tôn giáo trong nước đấu tranh đòi “tự do tôn giáo”.
Phải
khẳng định ngay rằng, những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc nêu trên
là hết sức phi lý, với ý đồ mục đích xấu xa, nhằm tác động đến suy nghĩ, tình cảm
của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, nhằm tạo sự hoài nghi về chính sách,
pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Đây
là những chiêu trò hết sức thâm độc hòng gây hoang mang dư luận; làm giảm niềm
tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.
Vì
vậy, chúng ta cần phải hết sức bình tỉnh, sáng suốt, cảnh giác trước những
thông tin của bọn cơ hội, phản động nhằm xuyên tạc, suy đoán không có căn cứ để
nói xấu Đảng, nói xấu chế độ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét