Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt
Nam và được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, vì đây là một trong những quyền
cơ bản của mọi người, được Hiến pháp năm 1946 đến Hiên pháp năm 2013 khẳng định
trên nguyên tắc hiến định. Để tiếp tục phát huy nguồn lực của tôn giáo, nghị
quyết Đại hội Nghị quyết XIII của Đảng ta, tiếp tục khẳng định “phát
huy những giá trị, văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cho sự nghiệp phát
triển đất nước” để phát huy thế mạnh của các tôn giáo tham gia vào các
lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề và công tác an sinh xã hội; nhờ có
chủ trương, chính sách, pháp luật mà các tôn giáo hưởng ứng rất sớm các phong
trào thi đua yêu nước thực hiện tốt “việc đạo, việc đời”.
Tuy nhiên, thế lực thù địch
và một số tổ chức thiếu thiện chí chưa từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, chúng
tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điêu sai trái cho rằng, Việt
Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc trắng trợn về tình hình, đời sống tôn
giáo ở nước ta, nói mãi điều phi thực tế nhằm tạo sự hoài ghi, nhằm phá hoại khối
đoàn kết tôn giáo. Đặc biệt, ngày 27/10/2022 trên Trang blog Đài Châu Á Tự Do
(RFA) phát tán bài “Chính quyền địa phương viện có trộm lúa để bắt người theo đạo
Tin Lành” với nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách tự do, tín ngưỡng tôn
giáo của Đảng, Nhà nước ta, vu cáo chính quyền Việt Nam tăng cường các biện
pháp “đàn áp” đạo Tin Lành, kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế can thiệp,
kích động tín đồ tôn giáo trong nước đấu tranh đòi “tự do tôn giáo”.
Rõ ràng đây là sự xuyên tạc tình hình tôn
giáo ở Việt Nam một cách trắng trợn nhằm phục vụ cho những mục tiêu chính trị.
Điều mà các thế lực thù địch mong muốn đạt được khi xuyên tạc, vu cáo tình hình
tôn giáo ở Việt Nam đó là, làm cho tình hình tôn giáo ở Việt Nam trở nên phức tạp,
kích động, thúc đẩy những mâu thuẫn trong các tôn giáo, giữa các tôn giáo với
nhau; kích động những nhân vật tôn giáo bất mãn, cực đoan lôi kéo những người
khác gây mâu thuẫn, xung đột, chống đối, biểu tình … gây ra những phức tạp về
an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang cho người
dân, tạo ra những điểm nóng về tôn giáo, về trật tự xã hội… để từ đó có cớ can
thiệp, thổi phồng, quốc tế hóa…
Để ngăn chặn, không để thế lực xấu xuyên tạc
về tình hình tự do tôn giáo. Các cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
về tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn gáo của mọi người theo Hiến
pháp năm 2013; thể chế quan điểm của Nghị quyết Đại hội lần XIII của Đảng về
tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông
tin tuyên truyền về thành tựu thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước;
không để thế lực xấu lợi dụng xuyên tạc vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân
quyền.
3. Thông qua các hoạt động quốc tế của tôn
giáo, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại về chính sách tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
4. Định kỳ sơ kết về kết quả đã triển khai thực
hiện, khắc phục những hạn chế, bất cập; đặc biệt là công tác thông tin, tuyên
truyền, đấu tranh phản bác, xây dựng lập lập chặt chẽ, xác thực để trao đổi với
các quốc gia có quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo, giảm thiểu nhìn nhận
khác biệt./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét