Thời gian qua, liên tiếp có một số
cán bộ ngành y tế bị cơ quan chức năng khởi tố để điều tra, xử lý do những sai
phạm trong thực hiện công vụ. Điển hình nhất là các vụ việc liên quan đến ông
Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện
Bạch Mai, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội; ông Nguyễn Minh Quân, Giám đốc
Bệnh viện TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh…
Sai phạm của họ do liên quan đến mua
sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh; cấp số đăng ký lưu hành nhiều
tân dược giả... Đại đa số dư luận rất đau xót nhưng đều rất đồng tình với việc
cần phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết những sai phạm. Việc xử lý này cũng thể
hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, tiêu cực là “không có
vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.
Dù sai phạm của các cán bộ y tế này
là rõ ràng và nguyên nhân hoàn toàn do họ cố tình làm sai, gây bất bình xã hội,
nhưng thật nực cười khi một số cá nhân lại sử dụng mạng xã hội để viết bài công
kích, vu cáo thể chế chính trị, lên án chế độ của Việt Nam, hoặc lợi dụng đài,
báo nước ngoài thiếu thân thiện với đất nước mà điển hình là VOA tiếng Việt để
phát biểu bừa bãi. Họ đổ lỗi rằng, sở dĩ các cán bộ trên tham nhũng, sai phạm,
phải tù tội "do lỗi của chế độ"; rằng chế độ ta "sinh ra tham
nhũng, lỗi hệ thống tạo ra chứ không phải do biện pháp thực hiện"; "Đảng
Cộng sản Việt Nam không những là nguyên nhân sinh ra tham nhũng mà còn không thể
đấu tranh chống tham nhũng thành công"...
Điển hình là những trang Facebook của
các đối tượng như: Dương Quốc Chính, Phạm Minh Vũ, Trân Văn... Trên Facebook,
Dương Quốc Chính tán phát bài viết: “Ai cho quan làm người lương thiện” với một
cách lý giải kiểu đổi trắng thay đen. Facebook của Phạm Minh Vũ tán phát bài viết:
“Cái kết của một người có tài đi theo Đảng”, xóa nhòa ranh giới giữa công và tội.
Trên VOA tiếng Việt, bài viết: “Từ vụ Nguyễn Quang Tuấn: Thể chế chuyên biến giả
thành thật và ngược lại!” của Trân Văn ra sức công kích chế độ. Đây là những giọng
điệu không xa lạ gì trong thời gian qua, vì nó được nuôi dưỡng bởi tiền của các
thế lực phản động từ nước ngoài chuyên chống phá đất nước. Vì thế, họ sẵn sàng
dựng chuyện bằng bất cứ lý do gì.
Đổ lỗi, vu cáo cho thể chế hay đổ lỗi
cho chế độ là chiêu bài quen thuộc của một số nhóm đối tượng chuyên chống phá Đảng,
Nhà nước. Tuy nhiên, họ đã nhầm, hoặc do cố tình “đánh lận con đen” khi quy chụp
rằng, chế độ mà chúng ta đang xây dựng đã sinh ra tham nhũng.
Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, hiện diện
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, không phụ thuộc vào chế độ chính trị “đa
đảng” hay “một đảng” và cũng không phụ thuộc vào trình độ phát triển. Hiểu một
cách cơ bản thì tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực
trong xã hội có giai cấp, có nhà nước. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào
cũng có, không thể xóa tận gốc nó trong một thời gian ngắn. Để phòng, chống
tham nhũng, mọi quốc gia đều phải sử dụng các công cụ, biện pháp trong quản trị
nhà nước nhằm triệt tiêu nó. Bởi thế, đổ lỗi cho chế độ ta mới sinh ra tham
nhũng là rất thiếu hiểu biết, hoặc đó là cách ngụy biện.
Trước vấn đề tham nhũng, Trung Quốc
đã ban hành nhiều quy định, đồng thời sử dụng biện pháp rất mạnh để đấu tranh với
tham nhũng. Trung Quốc cũng có hàng loạt đạo luật phòng, chống tham nhũng như:
Luật Chống hối lộ năm 1988, Luật Chống tham nhũng năm 1997. Năm 2010 Trung Quốc
còn ban hành sách trắng về chống tham nhũng. Singapore cũng xác định phòng, chống
tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát
triển kinh tế-xã hội.
Singapore đã ban hành đạo luật chống
Tham nhũng và Luật Sung công tài sản tham nhũng để đấu tranh với tội phạm tham
nhũng. Với Hoa Kỳ, cường quốc này xác định tham nhũng là một tội phạm nghiêm trọng
và không thể xóa bỏ hoàn toàn. Hoa Kỳ có cơ quan chuyên làm nhiệm vụ chống tham
nhũng trực thuộc Bộ Tư pháp, đó là Cục Điều tra liên bang (FBI). Ngay cả Liên hợp
quốc cũng có Công ước về chống tham nhũng. Do là vấn đề tất yếu nên dù có rất
nhiều biện pháp phòng, chống thì tham nhũng vẫn không thể mất đi.
Chúng ta đang trong quá trình hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mà công và tội
phân minh. Có công thì thưởng, có tội thì phạt. Những cống hiến của các cán bộ
này luôn được Đảng, Nhà nước ghi nhận, bằng cách bổ nhiệm họ vào các chức vụ quản
lý quan trọng; phong, thăng những chức danh về học hàm, học vị; ưu đãi các chế
độ, chính sách...
Vậy thì khi có tội, họ phải chấp nhận
hình phạt cũng là bình thường. Sai phạm của họ là do chính cá nhân họ cố tình
gây nên, đã không vượt qua được sự cám dỗ của vật chất, đã lợi dụng chức vụ,
quyền lực được giao để trục lợi. Nó chính là do sự thoái hóa biến chất của con
người và nó diễn ra ngay ở trong chính bản thân của mỗi con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét