Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức Đại hội rất thành
công, các cơ quan truyền thông của Đảng, Nhà nước ta và của Trung Quốc thông
tin về chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc chính thức của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng thì trên các phương tiện truyền thông bẩn hải ngoại như: RFA, BBC… và
mạng xã hội xấu lại xuất hiện nhiều luận điệu xảo trá, tung ra “thuyết âm mưu”
để xuyên tạc mục đích, ý nghĩa lớn lao của chuyến thăm đặc biệt này; vậy, đằng
sau các luận điệu xuyên tạc đó là gì?
Nhận diện các luận điệu
xuyên tạc
Mặc dù chuyến thăm Trung Quốc của người đứng đầu Đảng ta
theo kế hoạch chưa diễn ra nhưng trên các phương tiện truyền thông bẩn hải
ngoai và mạng xã hội xấu lại xuất hiện nhiều luận điệu xảo trá, các “thuyết âm
mưu” để xuyên tạc mục đích, ý nghĩa lớn lao của chuyến thăm đặc biệt này “như nấm
độc mọc sau mưa” và không khó để nhận diện chúng, đó là:
“Cầm đèn chạy trước ô tô” phải kể đến Đài RFA (Đài Châu Á tự
do có trụ sở chính tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ) “nhai lại” bài viết trước
đó của Trần Đức Anh Sơn (Đà Nẵng) khi giật tút trên trang Facebook của RFA ngày
25/10 với cái gọi là: “triều đình An Nam, sau này là Việt Nam (từ 1804 đến
1838), rồi Đại Nam (từ 1838 đến 1945) phải gửi đồ tuế cống cho Trung Hoa hai
năm một lần và cứ bốn năm phải có một sứ bộ sang chầu. Ngoài ra, phải có sứ bộ
đến Bắc Kinh, mỗi khi có hoàng đế Trung Hoa thăng hà (để phúng điếu) và mỗi khi
có hoàng đế mới đăng quang (để chúc mừng)” kèm hình ảnh “/đi sứ/: Triều đình An
Nam thường có sự bộ đến Bắc Kinh mỗi khi hoàng đế Trung Hoa đăng quang”. Còn
phường “ba que xỏ lá” của tổ chức khủng bố Việt Tân, một mặt, chúng “nhai lại”
của RFA; mặt khác, trên trang Chân Trời Mới Media của chúng xấc xược: “Họ Tập vừa
hoàn tất việc thâu tóm quyền lực. Tổng Trọng vội vã khăn gói sang triều kiến
thiên nhan!”… Trơ tráo hơn, trên trang Việt Tân chúng xuyên tạc ý nghĩa của
chuyến thăm này khi giật tít với cái gọi là: “TBT Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc
“chầu” sau khi Tập Cận Bình đắc cử từ 30/10 đến 2/11/2022”!…
Với dã tâm “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, BBC Tiếng Việt cũng
“nhai lại” thông tin của Reuters khi cho rằng: “đây là chuyến công du nước ngoài
hiếm hoi của một nhà lãnh đạo 78 tuổi”; đồng thời, võ đoán qua miệng kẻ khác, rằng:
“Theo nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan thì những chính sách đối nội và đối ngoại
trong thời gian tới sẽ không còn dấu ấn của quyết định tập thể lãnh đạo, mà sẽ
chỉ mang dấu ấn của ông Tập Cận Bình. “Với những biến động lớn như vậy trong Đảng
Cộng sản Trung Quốc, tôi cho rằng quan hệ Việt – Trung cũng sẽ có ảnh hưởng nhất
định. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào còn cần quan sát và theo dõi trong thời
gian tới”” để xuyên tạc tính chính danh, chính pháp, tinh thần Đại hội XX và Điều
lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX về vị trí người đứng đầu Đảng Cộng sản
Trung Quốc; từ đó, chúng “dắt mũi” dư luận rằng, cuộc gặp này chỉ mang tính cá
nhân chứ không phải đại diện cho hai Đảng để hạ thấp ý nghĩa của chuyến thăm…
Truyền thông bẩn của phương Tây đã vậy, còn trên các nền tảng
mạng xã hội bọn cơ hội chính trị, bọn “trở cờ” và các KOLs trên mạng xã hội… ở
trong nước cũng nhanh nhảu theo đuôi xuyên tạc. Điển hình là Lưu Trọng Văn, khi
ông ta không chỉ phụ họa theo luận điệu của BBC Tiếng Việt trong bài: “Từ nay bảy
trong… một hãy vô cùng cảnh giác, hỡi Việt Nam!”, mà còn đơm đặt vô căn cứ
trong bài “Để cán cân khỏi lệch…” để đòi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ứng
xử với ông Biden như đối với đồng chí Tập Cận Bình, khi xếch mé đưa ra cái gọi
là: “Dân Việt mình hình như không được công bằng lắm, đa số chắc sẽ hớn hở hơn
nếu lãnh đạo tối cao của mình có nhời với tổng thống Mỹ như có nhời với lãnh tụ
Trung Hoa”… Ngoài ra, một số KOLs trong các hội, nhóm kín trên mạng xã hội còn
đưa ra “các thuyết âm mưu” với những luận điệu ác ý như “chuyến thăm giối già”…
Đằng sau luận điệu
xuyên tạc đó là gì?
Trong những năm gần đây, bất cứ sự kiện nào liên quan đến
quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đều dư luận cả quốc tế và cả trong nước hết
sức quan tâm, nhất là sự kiện các nhà lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước,
Chính phủ hai nước đến thăm hữu nghị lẫn nhau và sự kiện chuyến thăm hữu nghị
chính thức Trung Quốc từ ngày 30/10 đến ngày 02/10 tới đây của đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cũng không phải ngoại lệ.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi,
sông liền sông, biển liền biển và có nhiều điểm tương đồng từ văn hóa, lịch sử
cho đến thể chế chính trị hiện nay. Quan hệ giữa hai nước tuy trải qua nhiều
thăng trầm nhưng tình hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Nhân dân hai nước không ngừng
được bồi đắp qua nhiều thế hệ và vẫn luôn là dòng chảy chính để cùng hợp tác,
phát triển. Vì vậy, đằng sau luận điệu xuyên tạc đó chắc chắn là âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch khi thúc đẩy cái gọi là: “Bài Trung”, “thoát Trung”
hay “thân Mỹ” ở Việt Nam trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà chúng dã tâm
theo đuổi suốt thời gian qua.
Trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội sau 100 lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhất
là sau gần 45 năm mở cửa, cải cách và hơn 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam nói chung và quan hệ ngoại giao ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và
Trung Quốc hiện nay nói riêng khiến chúng cay cú vì khó đạt được mục tiêu đen tối
đó, nhân sự kiện này chúng lại tiếp tục rắp tâm xuyên tạc để chống phá để phá vỡ
tình hữu nghị theo tinh thần “4 tốt” và “16 chữ Vàng” mà các thế hệ lãnh đạo
hai nước và Nhân dân hai nước kiên trì vun đắp. Mục đích cuối cùng là của chúng
là chống phá chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam và Trung Quốc, lái chúng ta
theo con đường của chủ nghĩa tư bản.
Không phải đến bây giờ
chúng mới chống phá mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ rất sớm, trong
bài “Trả lời nhà báo anh Phêlích Gơrin”, ngày 18-11-1965, đăng trên Báo Nhân
Dân, số 4266, ngày 9-12-1965, khi được hỏi: “Thưa Hồ Chủ tịch, như Ngài đã biết
là nhân dân Mỹ cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một cái xấu mà người ta phải chống
lại ở bất cứ nơi nào… Hơn thế nữa, họ cho rằng toàn bộ Việt Nam sẽ rơi vào khu
vực ảnh hưởng của Trung Quốc và như vậy sẽ không thể phát triển theo ý mình, mà
phải phục vụ những mục đích bành trướng của Trung Quốc. Vậy câu hỏi của tôi là:
Có phải Ngài đang nhận viện trợ quân sự rất lớn của Trung Quốc không? Nếu không
có áp lực của Trung Quốc, Ngài có sẵn sàng đến bàn hội nghị không? Ngài có coi
thường khả năng là toàn bộ nước Ngài có thể bị một nước vô cùng lớn mạnh hơn thống
trị không?”.
Và Người trả lời rất quả
quyết và thấu tình, đạt lý: “Bọn tư bản ghét chủ nghĩa cộng sản, đó là bản tính
giai cấp của chúng. Còn nhân dân lao động thích chủ nghĩa cộng sản, đó là quyền
giai cấp của họ. Chắc ông thừa biết rằng xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản để lừa bịp
thiên hạ, đó là thủ đoạn quen thuộc trong chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ.
Còn quan hệ giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc là quan hệ anh em,
như môi với răng. Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt
Nam là vô cùng quý báu và rất có hiệu lực. Trung Quốc cũng như Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa khác đều hoàn toàn nhất trí với đường lối đấu tranh của
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam và hết lòng ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Mọi
âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc và chia rẽ các nước
xã hội chủ nghĩa, sẽ bị thất bại thảm hại. Câu hỏi trên đây chứng tỏ rằng còn
nhiều người ở phương Tây không hiểu về mối quan hệ chặt chẽ giữa các nước xã hội
chủ nghĩa theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế
vô sản”.
Sự thật đã, đang và sẽ
bác bỏ thẳng thừng mọi luận điệu xuyên tạc
Có một sự thật không thể
chối cãi được về chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc lần này của đồng
chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là quá trình hiện thực hóa chủ trương đã được
Đảng ta xác định trong Văn kiện Đại hội XIII đó là: “Tiếp tục phát huy vai trò
tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn
định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế
và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ
cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Đó cũng là
tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu
với chủ đề: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại
và mang đậm bản sắc dân tộc” tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021,
khi khẳng định: “Cần mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại,
nhất là hợp tác kinh tế, văn hóa và hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh –
quốc phòng với các nước; tiếp tục đưa các mối quan hệ với các đối tác mà ta đã
có khuôn khổ quan hệ, trước hết là các nước láng giềng và các nước lớn, đi vào
chiều sâu, ổn định, hiệu quả; ưu tiên duy trì ổn định và giữ đà quan hệ, tăng
cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời xử lý
các khác biệt và vấn đề nảy sinh trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, kiểm soát bất
đồng, dựa trên luật pháp quốc tế và thông lệ khu vực”.
Không phải sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức Đại hội
XX rất thành công mới mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà trước đó,
24/09/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Trung Quốc Tập Cận Bình, một mặt, đồng chí Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định:
“Phía Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với
Việt Nam; mong muốn và sẵn sàng cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam
tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước
Trung Quốc và Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; nhất trí về
việc tăng cường trao đổi cấp cao, đi sâu hợp tác thực chất trong các lĩnh vực,
phối hợp tại các diễn đàn đa phương, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển. Đồng
thời, Tổng thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng, trong bối cảnh ảnh hưởng của
dịch COVID-19, hai bên cần duy trì thường xuyên trao đổi, tiếp xúc các cấp, các
ngành và địa phương thông qua các hình thức linh hoạt, đẩy nhanh kết nối chiến
lược, hình thành các điểm sáng mới trong hợp tác giữa hai nước”.
Để bác bỏ các luận điệu xuyên tạc trên một cách khách quan,
chúng tôi xin trích bài viết với tiêu đề: “Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng sắp thăm Trung Quốc” đăng trên trang của Đài phát thanh quốc tế Trung
Quốc ngày 25/10/2022 có nội dung như sau: “Ngày 25/10, Người phát ngôn Ban
Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Triệu Minh
tuyên bố, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/10-2/11” kèm hình
minh họa hai nhà lãnh đạo bắt chặt tay nhau dưới Quốc kỳ hai nước.
Hơn nữa, việc Tổng thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trân trọng
mời lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là người đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội
Đảng lần XX chứ không phải lãnh đạo quốc gia nào khác chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản
Trung Quốc tiếp tục coi trọng quan hệ với Việt Nam trong đó có quan hệ với Đảng
cầm quyền mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu, nhất là trong
bối cảnh Trung Quốc đang kiên trì thực hiện chính sách “Zero COVID”, trong đó,
Trung Quốc hạn chế tối đa các chuyến thăm lẫn nhau giữa Trung Quốc với phần còn
lại của thế giới chứng tỏ rằng, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vị
lãnh đạo cấp cao nhất trên thế đầu tiên nhận lời đến thăm Trung Quốc là biểu hiện
cao nhất cho quan hệ hết sức tốt đẹp giữa hai nước.
Hơn thế nữa, chuyến thăm sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch và kết
quả sau chuyến thăm này cùng những bước phát triển lên tầm cao mới trong quan hệ
giữa hai nước sẽ là minh chứng sinh động để bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét