Mới đây tổ chức Freedom House (tổ chức phi chính phủ được
Hoa Kỳ tài trợ) báo cáo “Tự do Internet 2022”. Bản báo cáo này (phần nói về Việt
Nam) đã có những đánh giá thiếu khách quan, không đúng sự thật và xếp hạng Việt
Nam là một trong số các quốc gia kém tự do Internet nhất trên thế giới.
Freedom House xuyên tạc rằng, Chính phủ Việt Nam đã ra lệnh
cho các công ty truyền thông xã hội quốc tế gỡ bỏ hàng nghìn nội dung, đặc biệt
là những nội dung nhắm vào những lời chỉ trích quan chức nhà nước; chính quyền
áp dụng các bản án tù đối với những người bảo vệ nhân quyền và những người sử dụng
Internet vì các hoạt động trực tuyến của họ...
Đánh giá của tổ chức này là kiểu “thấy cây mà không thấy rừng”,
dựa vào những tiểu tiết, tình huống, hiện tượng vặt vãnh để đánh giá bản chất
chứ không phải là cái nhìn toàn diện. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Thông tin và
Truyền thông, đến tháng 10/2022, Việt Nam có gần 82 triệu người đăng ký mạng băng
thông rộng di động, tương đương 83% tổng số người dùng. Số đăng ký mạng băng
thông rộng máy tính là gần 21%. Trung bình mỗi ngày, một người trên lãnh thổ Việt
Nam lướt web hơn 6 tiếng rưỡi; số lướt web hơn 9 tiếng mỗi ngày chiếm 22%. Tốc
độ đường truyền tại Việt Nam được đánh giá tương đối tốt…
Việc các tin, bài bị Việt
Nam can thiệp bóc gỡ đều là những tin bài mang thông tin xấu, độc, vi phạm pháp
luật Việt Nam. Những người bị các cơ quan chức năng của Việt Nam áp dụng các bản
án tù là do họ đã lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet để
tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân…
Chúng ta chẳng lạ Freedom House là một trong số các tổ chức
có địa chỉ ở Hoa Kỳ và được chính phủ nước này tài trợ. Hằng năm, cũng như các
tổ chức khác, Freedom House đều đưa ra các bản báo cáo, chấm điểm, xếp hạng
theo cách của riêng họ. Các tiêu chí để “chấm điểm” cũng như “xếp hạng” đều do
Freedom House “tự nghĩ” ra, dựa trên chiêu bài dân chủ, nhân quyền và tự do
ngôn luận; như các trang web, các tài khoản ủng hộ chính phủ, chính sách kiểm
soát an ninh mạng, xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật được các thế lực thù
địch, phản động gọi là “nhà dân chủ”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà bất đồng
chính kiến”… Rồi từ các báo cáo thường niên, họ tập hợp thành kho dữ liệu giả,
chứng cứ giả, đợi khi có cơ hội thì lấy ra làm cái cớ để can thiệp vào công việc
nội bộ của các nước không cùng quỹ đạo, trong đó có Việt Nam.
Do hoạt động dưới sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ nên thực
chất Freedom House chỉ là công cụ của chính phủ nước này nhằm chống phá các nước
không cùng quỹ đạo, trong đó có Việt Nam. Vì thiếu khách quan, không chính xác
nên báo cáo xếp hạng hằng năm của Freedom House không chỉ bị Việt Nam mà còn bị
nhiều nước phản đối.
Riêng đối với Việt Nam, tất cả các thủ đoạn trên của Freedom
House đều nhằm một mục đích là nhằm hạ thấp, làm mất hình ảnh của một quốc gia
có vị thế trong khu vực và trên thế giới. Thế nhưng thực tế ở đây có một nghịch
lý là trong khi từ nhiều năm qua, tổ chức Freedom House cứ rêu rao rằng, Việt
Nam không có tự do, thiếu dân chủ, hạ thấp điểm cho việc thực hiện các quyền
con người ở Việt Nam, trong đó có tự do Internet, thì ngược lại các đánh giá của
Liên hợp quốc - tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc
tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung lại luôn
coi Việt Nam như một điểm sáng về thúc đẩy và phát triển quyền con người, trong
đó có quyền tự do Internet. Rõ ràng nghịch lý này đã chứng tỏ lối nhìn nhận,
đánh giá vô căn cứ, thiếu khách quan, nhằm dụng ý xấu của Freedom House.
Những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong bảo đảm quyền
tự do Internet thời gian qua là minh chứng rõ nét, hùng hồn nhất bác bỏ mọi luận
điệu xuyên tạc, sai sự thật của tổ chức Freedom House. Sự thật về tự do
Internet ở Việt Nam như thế nào thì chỉ những người dân Việt Nam mới hiểu biết
được. Freedom House ở cách xa nửa vòng trái đất không khảo sát thực tiễn mà chỉ
dựa vào những thông tin cóp nhặt, vụn vặt theo kiểu “nghe hơi nồi chõ” để đánh
giá, xếp hạng tự do Internet ở Việt Nam là không thể chấp nhận được. Việt Nam kịch
liệt phản bác lối chấm điểm, đánh giá, xếp hạng vô căn cứ của
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét