Ngày 28/10/2022 trên
trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Trường Sơn tán phát bài “Quá tải y tế
công”. Đây nội dung tuyên truyền sai sự thật gây hoài nghi về chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực y tế; phủ nhận thành quả đạt được của
hệ thống y tế các cấp; bôi nhọ, nói xấu Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế. Thực tế, việc
suy diễn, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu, kết quả trên lĩnh vực y tế là mảnh
đất mà các đối tượng thù địch, chống phá ra sức lợi dụng từ hơn 2 năm nay, nhất
là kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát. Ở mỗi giai đoạn, các đối tượng
lại mở các “chiến dịch” nhắm vào những vấn đề nóng, nổi cộm để hướng lái dư luận,
để người dân có suy nghĩ, quan điểm không đúng về Đảng, Nhà nước, gây sự chia rẽ,
mất niềm tin, nhất là trên lĩnh vực y tế.
Chúng ta thấy rất rõ
sau 35 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tưu to lớn trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế, nổi bật đó là: Công tác y tế, chăm sóc
sức khoẻ Nhân dân được tăng cường, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng
cao; từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên. Công tác dự
phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm được chú trọng; năng lực
giám sát, dự báo, phát hiện và khống chế dịch bệnh được nâng lên. Tỷ lệ người
dân tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, từ 60,9% dân số năm 2010 lên 90,7% vào
năm 2020. Đến nay, mạng lưới y tế cơ sở được phát triển rộng khắp toàn quốc. Việt
Nam được quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh,
tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế
giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm. Cả nước có 1.400 bệnh viện với 180.000 giường
bệnh, 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; hơn 11.100 trạm y tế xã, phường,
thị trấn, trong đó có hơn 60% số trạm y tế đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã
giai đoạn 2010- 2020; 100% số xã có trạm y tế hoặc có phòng khám đa khoa khu vực
liên xã; 87,5% số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc… Kiểm soát và ngăn ngừa nhiều
dịch bệnh nguy hiểm, cụ thể như thanh toán bệnh đậu mùa vào năm 1978, thanh
toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, từ năm
2002 không có bệnh dịch hạch; một số bệnh dịch đã giúp giảm số người nhiễm hàng
trăm đến hàng nghìn lần so với những năm trước khi có Chương trình tiêm chủng mở
rộng như bạch hầu, ho gà, sởi… Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch
Covid-19, hàng chục ngàn y, bác sĩ và nhân viên ngành y tế đã vượt qua mọi khó
khăn, nguy hiểm, bất chấp có thể bị nhiễm bệnh hoặc có thể hy sinh để có mặt ở
tâm dịch, làm việc tận tâm, tận lực nhiều tháng liền với một tình thần “Lương y
như từ mẫu” cùng với cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19. Mặt khác, chúng ta
cũng đã làm chủ nhiều công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị như phẫu thuật
nội soi, can thiệp tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ sinh sản, điều trị ung
thư máu, nhồi máu cơ tim, bệnh lý xương - khớp, bỏng, phẫu thuật tạo hình; ứng
dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh về máu. Cho đến nay, hệ thống y tế nước ta
đã có 15 cơ sở ghép được tim, thận, gan, ghép giác mạc, ghép tế bào gốc tạo
máu. Tháng 10/2019, hai ca ghép phổi thành công đã đánh dấu kỳ tích mới trong
ngành ghép tạng Việt Nam. Việt Nam cũng tiếp tục khẳng định làm chủ công nghệ
ghép đa tạng - một kỹ thuật khó của y học thế giới. Trong lĩnh vực sản khoa,
năm 2019, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên đã triển khai
thành công kỹ thuật can thiệp bào thai - là kỹ thuật cao nhất, hiện đại nhất
trong y học.
Rõ ràng, tất thảy những
luận điệu mà bài viết “Quá tải y tế công”
trên trang blog Việt Nam Thời Báo của đối tượng Trường Sơn đưa ra là những thông
tin tài liệu một chiều để rồi dựng lên các sự việc không trung thực, suy diễn,
bôi nhọ với mục đích xấu nhằm tạo ra làn sóng dư luận đi ngược lại với đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực y tế. Đó cũng là lời cảnh
tỉnh cho người dùng mạng khi tiếp cận với các nguồn thông tin, cần có sự tỉnh
táo nhận diện, kiểm chứng, không cổ súy, hùa theo quan điểm sai trái, nguy hại…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét