Trong CNXH, dân chủ là quyền làm chủ thuộc về
nhân dân, vai trò chủ thể của Nhân dân. Nhà nước là nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân và vì nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Trong
chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân
là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước “đều vì
lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội
chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội”. Chính vì vậy, dân chủ XHCN vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực căn
bản và mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và tiến bộ toàn diện không ngừng của
nhân dân, đất nước với phẩm giá con người được thừa nhận một cách đầy đủ, tôn
trọng và bảo vệ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Cả
lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng CNXH là kiến tạo một kiểu xã hội
mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự
nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên
tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội”. Trong thời kỳ quá độ,
các nhân tố XHCN được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với
các nhân tố phi XHCN, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực.
Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế
thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực,
sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và
xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ,
đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo
định hướng XHCN là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các
nhân tố XHCN để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Với
cách nhìn khoa học, biện chứng như vậy, không thể lấy hiện tượng, vấn đề cụ thể
là những hạn chế tồn tại, thiếu sót, sơ hở trong đời sống xã hội để đánh đồng
hiện tượng thành bản chất của CNXH, quy kết đó là kết quả đi theo con đường
CNXH mang lại.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử đạt được trong hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là kết quả của
công cuộc đổi mới, của quá trình CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN… Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết
quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định “con đường đi lên CNXH của chúng ta là đúng
đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát
triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự
lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam”. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý
luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc
tế như ngày nay.
Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam có ý nghĩa
quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, giữ
vững sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, ngăn chặn đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”, qua đó góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hòa bình” các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét