Ngay từ những ngày đầu của nền dân chủ
cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: Chính phủ là công bộc của
dân! Trong các cơ quan công quyền; trong công tác cán bộ, cả người làm
công tác cán bộ và việc lựa chọn cán bộ để bổ nhiệm cũng cần “phải chọn trong
những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng
lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một
thế lực gì khác mà chui vào lọt các Ủy ban đó”.
Trong suốt 75 năm qua, những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh luôn được
chú trọng thực hiện để phòng, chống và đấu tranh với những biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
cả tư tưởng và hành động của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức rõ: “Chạy chức, chạy
quyền” là tham nhũng, là một nguy cơ và thách thức lớn đối với công tác cán bộ,
cho nên đã, đang và sẽ chú trọng hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, nhất là
kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
Từ thực trạng đó và để phòng và chống nạn “chạy chức, chạy
quyền”, thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt
nguyên tắc mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải chú trọng thực hiện
các nguyên tắc xây dựng Đảng; phải thường xuyên, nghiêm túc tự phê bình và phê
bình, kiểm tra và giám sát trong mọi mặt công tác. Trong công tác cũng như
trong cuộc sống đời thường, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch các căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn được giao phó để mưu cầu lợi ích cá nhân cho mình, người thân, dòng
họ và nhóm lợi ích; đều phải đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, mỗi người, chức vụ càng cao càng phải thực
hiện nghiêm các Quy định về nêu gương, nói đi đôi với làm; phải gương mẫu trong
phòng và chống 27 biểu hiện suy thoái theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về
xây dựng và chỉnh đốn Đảng…
Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là phải
“nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”; phải thông qua Hiến pháp, hệ
thống pháp luật và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, nguyên tắc tự phê
bình và phê bình, kiểm tra và giám sát để phát huy sức mạnh kỷ luật Đảng, phát
huy vai trò giám sát của nhân dân để tạo ra “chiếc phanh cơ chế”, “cái lồng
kiểm soát” thiết thực, hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét