Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW
ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Chỉ thị số
02/CT-TTg ngày 14/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021
-2026”, Hướng dẫn số 169-HD/BTGTW tuyên truyền cuộc bầu
cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2021 - 2026.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần quán triệt, nhận thức đúng đắn, thực hiện
nghiêm túc và tích cực tuyên truyền sâu rộng góp phần tạo sự đồng thuận cao
trong toàn quân nói riêng và trong toàn xã hội nói chung trên những nội dung
được Ban Tuyên giáo Trung ương xác định như sau:
1. Tuyên truyền, nêu
bật mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021-2026; phân tích, làm rõ bối cảnh diễn ra sự kiện chính trị quan
trọng này, đó là đất nước ta sau 35 năm đổi mới đã đạt được nhiều
thành tựu trên mọi lĩnh vực đời sống cũng như vượt qua những khó khăn, thách
thức, nhất là từ dịch bệnh Covid -19 của năm 2020.
2. Quán triệt đầy đủ, sâu
sắc chủ trương, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước về cuộc bầu cử được nêu trong các chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng
Chính phủ (Chỉ
thị 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về “Lãnh đạo cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021
-2026”; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ
chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 -2026”);
các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng các cấp, như Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 về dự kiến số
lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, Nghị quyết số
1186/NQ-UBTVQH14 về việc hướng
dẫn tổ chức hội nghị cử tri, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã
ở thôn, tổ dân phố, việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách
người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ
sung, Nghị quyết số
1187/NQ-UBTVQH14 về dự
kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…), Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Đảng (Hướng
dẫn số 13-HD/UBKTTW ngày 02/12/2020 về “giải quyết tố
cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các
cấp”),
Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (Nghị
quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP- ĐCTUBTWMTTQVN, ngày 15/01/2021 về Hướng dẫn quy
trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026) và Hội đồng nhân dân các cấp…
3. Tuyên truyền các quy định
của pháp luật, như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc
hội năm 2015(vừa được bổ sung
một số điều theo Luật số 65/2020/QH14), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (vừa được bổ
sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14), Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Thông tư số 01/2021/TT-BNV
ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ về “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021
-2026”, trong đó tập trung tuyên truyền vị trí, vai trò của Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp; nguyên
tắc bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu, quyền bầu cử và ứng cử của công dân; số lượng,
cơ cấu đại biểu (độ tuổi, vùng miền, thành phần…); việc thẩm định hồ sơ,
danh sách, lý lịch của người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử; quyền lợi và
trách nhiệm của cử tri …Chú trọng giới thiệu những điểm mới của
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XV và đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
4. Nêu bật những thành
tựu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp qua các thời kỳ; khẳng
định sự kế thừa, phát huy tinh thần đổi mới của Quốc hội trong
hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước; việc thực hiện trách nhiệm là cơ quan quyền lực nhà nước
trong việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách,
pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây
dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong những năm vừa qua, đặc biệt là 5 năm
gần đây.
5. Tuyên truyền sự
lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của cấp ủy đảng và chính quyền
các cấp đối với công tác bầu cử (chuẩn bị tổ
chức và quá trình thực hiện…); nhấn mạnh vai trò, tinh thần trách
nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như cử tri cả nước
góp phần vào sự thành công của cuộc bầu cử. Tập trung tuyên truyền kết quả
bầu cử và không khí dân chủ, đúng pháp luật trong bầu cử, nhất là ý
thức tự giác thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của cử tri.
6. Tuyên
truyền các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt
động chào mừng; biểu dương kịp thời những tập thể và cá
nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi biên
giới, hải đảo, các vùng còn nhiều khó khăn, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
tôn giáo.
7. Tuyên truyền đấu tranh, phản bác thông
tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu
cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống
phá Đảng và Nhà nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét