Người Việt Nam có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi…” bởi
sau Tết là thời điểm diễn ra các lễ hội ở hầu hết các địa phương trên cả nước.
Thế nhưng năm nay, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19,
một số địa phương đã chủ động dừng tổ chức các lễ hội đầu năm vừa để tránh làm
điểm tụ tập đông người, vừa để tập trung công tác chống dịch.
Có thể nói, lễ hội là nét văn hoá truyền thống lâu đời của người
dân Việt Nam mà ở địa phương nào, vùng miền nào cũng có. Cứ mỗi sau Tết Nguyên
đán, nhiều lễ hội được tổ chức ở các địa phương, một phần để giữ gìn bản sắc
văn hoá truyền thống của dân tộc, một phần để giúp con người nhớ về nguồn cội,
hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui… Thế nhưng, trước
nguy cơ lây lan nhanh của dịch COVID-19 trong cộng đồng, việc tránh tập trung đông
người và hạn chế di chuyển từ vùng này sang vùng khác là vấn đề cần được ưu
tiên hàng đầu.
“Chống dịch như chống giặc” là phương châm của lãnh đạo Đảng và
Nhà nước đặt ra trong thời điểm hiện nay, bởi chỉ có khống chế được dịch bệnh
thì người dân cả nước mới được an toàn và đất nước mới có thể ổn định, phát
triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Bởi thế, ngay từ đêm Giao thừa Tết nguyên đán 2021, nhiều tỉnh,
thành phố trên cả nước đã không tổ chức bắn pháo hoa để tránh tập trung đông
người. Quyết định này không làm người dân thất vọng mà ngược lại còn nhận được
sự đồng tình của nhân dân. Bởi, trong hoàn cảnh hiện nay, người dân cũng đã ý
thức được rằng, việc huỷ bỏ một buổi bắn pháo hoa một mặt sẽ hạn chế được nguy
cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 trong cộng đồng, một mặt tiết kiệm được một
khoản kinh phí và phần kinh phí này các địa phương có thể dùng vào công tác
chống dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét