Có thể nhiều
người ít biết, cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã điều chế được
vắc xin tả uống và sớm phổ biến cho toàn dân loại vắc xin này, vì thế, dịch tả
ở cuối thế kỷ trước trên thế giới gần như không hoành hành được tại Việt Nam.
Năm 2000 - 2001, Việt Nam chuyển giao miễn phí công nghệ điều chế loại vắc xin
này cho Viện vắc xin Hàn Quốc, điều ngáo ngơ, buồn cười ở đây là phía Hàn Quốc
bán bản quyền cho một công ty của Ấn Độ. Từ đó, công ty Ấn Độ này đã tiến hành
sản xuất hàng loạt và xuất khẩu khắp nơi loại vắc xin này ra khắp thế giới.
Lợi nhuận
của cả Hàn Quốc và Ấn Độ thu được là khổng lồ. Nhưng “gã tí hon” Việt Nam, chủ
nhân thực sự đứng đằng sau có lẽ tắc lưỡi cho qua.
Vừa rồi, chúng
ta cũng gật đầu khi WHO đề nghị chia sẻ quá trình nghiên cứu bộ KIT thử nghiệm
nCOV, ngoài ra còn có phương pháp điều trị bệnh và cách ly người bệnh. Mình
không dám chắc là một ngày không đẹp trời nào đó, những thành tựu của phía Việt
Nam có bị “hô biến” thành “của chùa” và được bán cho bất cứ một đơn vị nào khác
để sản xuất hàng loạt hay không nữa.
Vì tiền đề
đã xảy ra rồi có nghĩa là nó vẫn có thể xảy ra thêm lần nữa.
Nhưng dĩ
nhiên chúng ta không thể thấy “chết” mà không cứu.
Kẻ mạnh
không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh là kẻ
biết giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình - Nam Cao
Tiện đây,
mình nhắc lại về câu chuyện smartphone giá 500 ngàn đồng, một con số giật mình
không tưởng. Điều không tưởng tiếp theo là việc Việt Nam sẽ tiến hành “phổ cập”
smartphone cho 100% dân số, hướng đến việc tắt sóng 2G, tiến lên 4G và 5G. Nếu
với những người lạc quan, đó chỉ là một ý kiến cho vui kiểu dân túy và làm đẹp
lòng dư luận đúng theo cái kiểu “để lại điều gì đó trong nhiệm kỳ”.
Những nếu
nghĩ xa hơn, thời đại của 4G, 5G, các ứng dụng “trên mây”, công nghệ thông tin,
viễn thông, thông tin liên lạc rất có thể khiến châu Á, trong đó có Việt Nam,
vươn lên trên hoặc chí ít sẽ ngang bằng trong một cuộc cạnh tranh toàn cầu với
phương Tây.
Báo chí Đông
Nam Á nhìn về Việt Nam với một con mắt ngờ vực và nhiều lần họ nghĩ đây là một
quyết định “không chơi được”. Nhưng nếu nhìn xa hơn, cái công việc “phổ cập”
smartphone giá rẻ ngày nay còn đơn giản hơn nhiều việc phổ biến cái chữ tại
phong trào “bình dân học vụ” vào năm 1945. Dĩ nhiên, so sánh hai phong trào này
là một điều khập khiễng, thời điểm khác nhau, tính chất khác nhau, mục đích và
phương pháp thực hiện khác nhau nốt, nhưng hồi năm 1945, đâu có ai nghĩ rằng
Việt Nam vừa chống giặc đói, vừa chống giặt dốt, vừa chống Thực dân, vừa chống
Phát xít được đâu.
Mới đây, ca
nhiễm nCOV thứ 32 tại Việt Nam đã được ghi nhận. Điều đáng chú ý ở đây là mặc
dù bệnh nhân đã thành khẩn khai báo, mong muốn được xét nghiệm ở bên London
nhưng phía bên đó từ chối, chỉ yêu cầu tự cách ly và không đồng ý xét nghiệm.
Gia đình bệnh nhân đã thuê máy bay riêng về Việt Nam để cách ly, xét nghiệm và
chữa bệnh. Phải thú thực là từ khi nCOV đến, tự nhục bớt hẳn và hội những người
nước ngoài nói tiếng Việt tự dưng bớt gáy.
Mình nhớ đến
câu chuyện đã diễn ra từ rất lâu và gây tranh cãi lớn lao: “Việt Nam chưa sản
xuất được ốc vít”. Hay như nhiều câu chuyện khác: Việt Nam kém cỏi thế này,
Việt Nam xấu xí thế kia, nhìn nước ngoài mà học tập… Rồi những câu chuyện A, B,
C hay X, Y, Z khác.
Những câu
chuyện về các thành tựu của Việt Nam, như câu chuyện vắc xin, như khát vọng 5G
và phổ cập smartphone tới 100% dân số thì không nhiều người biết và rõ, đặc
trưng xã hội luôn khiến họ tìm đến những luồng thông tin bất lợi để thỏa chí
phê phán của họ với quốc gia họ đang sống.
Tổng thống
Trump viết lên mạng xã hội rằng: "Năm ngoái có khoảng 37 ngàn người Mỹ
thiệt mạng vì cúm mùa. Trung bình mỗi năm có khoảng 27 ngàn đến 70 ngàn thiệt
mạng. Không đóng cửa, nền kinh tế vẫn tiếp tục. Tại thời điểm này, có khoảng
546 trường hợp nhiễm và 22 trường hợp tử vong. Hãy nghĩ về điều đó".
Dòng trạng
thái của ông Trump được nhiều người cho rằng không phải là lời trấn an của ông
với người dân Mỹ mà là nhằm mục đích "là cái phao cứu cánh" cho cả
một nền kinh tế sau sự sụt giảm kinh hoàng của thị trường chứng khoán, giá dầu,
sự mất kiểm soát của giá vàng và tỷ giá USD. Nhưng một vài dòng ấy, không thể
cứu cánh cho một phương Tây thực sự loạn lạc, không chỉ ở Mỹ, mà còn ở Ý, Pháp,
Đức, Hà Lan...
Các nước
phát triển thường nghĩ chán rồi mới làm và thậm chí có quốc gia nghĩ chán rồi
nhưng lại chẳng làm gì hết. Còn ở Việt Nam, bây giờ là phải làm ngay, đáng nhẽ
người giàu thường sợ mất nhiều hơn chứ nhỉ? Mình từng đọc ở đâu rằng, tiền bạc
chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc
ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khoẻ.
Cưỡng chế đi
cách ly thì dễ dàng hơn việc giải thích cho người ta rằng: Tại sao phải đi cách
ly. Nhưng dĩ nhiên là chúng ta không thể cưỡng chế và mặc kệ không giải thích
được.
Câu chuyện
về việc một loại vắc xin mà người Việt cung cấp cho người Hàn, để rồi người Hàn
lại bán cho người Ấn để kiếm lời cách đây 20 năm sẽ không được biết đến mạnh mẽ
nếu như nCOV không xảy ra. Nó chỉ là một sự tự hào trong tiềm thức đã cũ rích
của các nhà nghiên cứu, cán bộ, chuyên viên… hoặc số ít những người khác với
những dòng tin ít ỏi. Hay như câu chuyện smartphone giá 500 ngàn, rất nhiều
người nghĩ rằng đó là một bài toán viển vông không thực tế.
Niềm mong
mỏi "tuyên bố hết dịch" vào ngày 10/03 đã không trở thành hiện thực,
nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta kém cỏi.
Chúng ta hay
được kể về việc gần hai mươi năm trước đã chiến thắng SARS như thế nào, thì có
thể chính chúng ta sẽ kể cho con cháu việc chúng ta cũng đã thắng nCOV ra sao.
Trong trò
chơi điện tử, luôn có một môn phái/nhân vật đảm nhiệm việc “buff” (hỗ trợ, nâng
cấp…) cho phe mình. Đôi khi phải thừa nhận rằng nCOV đến đúng vào thời điểm
chúng ta cần được “buff” những thứ niềm tin như vậy, để làm những thứ lớn lao
hơn.
Chính ra,
dịch bệnh đôi khi lại có những điều hay ho, vì thực sự những lúc này, mình thấy
rằng Đảng, Chính phủ, Nhà nước đang có một thắng lợi lớn trong việc lấy lại
niềm tin nhân dân, nhất là trong mắt những người trẻ, những du học sinh, những
người đang lao động tại các quốc gia phát triển nhìn về Việt Nam với góc nhìn
thiện cảm hơn. Khiến những người đã luôn chê bai Việt Nam cũng đã phải cố bịa
đặt ra những điều phi lý thể hiện sự bất lực đến cùng cực. Điều phấn khởi, là
những niềm tin này đều là từ những hành động thực tế chứ không phải từ những
lời nói giáo điều.
Điều này thì
không có bất cứ đồng tiền nào mua được./.
Lý Hoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét