Trong
cuộc chiến tranh ở Việt Nam, người Mỹ đã huy động những vũ khí, phương tiện
chiến tranh hiện đại nhất của thế kỷ XX đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và tuyên bố
sẽ đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Thế nhưng, với lòng quả cảm và
tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân ta, hàng loạt siêu pháo đài bay
B52-phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ- đã bị bắn hạ. Một
trận “Điện Biên Phủ” trên không đã dập tắt mọi cứu vãn cuối cùng của đế quốc Mỹ,
buộc chính phủ Mỹ khi đó phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Pari, chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đó là minh chứng sinh động, hùng hồn
chứng minh rằng, cho dù có vũ khí hiện đại, công nghệ tiên tiến và kỹ thuật tối
tân đến đâu cũng không thể quyết
định được thắng lợi trên chiến trường.
Thế nhưng, trong những năm gần đây, một số đối tượng lại
luôn hô hào, cổ vũ cho quan điểm “vũ khí
luận”. Theo đó, họ nhấn mạnh quá mức cần thiết về vai trò của vũ khí, coi
đó là sức mạnh tuyệt đối, có thể áp đảo đối phương để giành thắng lợi trong mọi
cuộc chiến tranh. Sự thực có phải như vậy? Xin thưa là không! Cả về lý luận và
thực tiễn đều chứng minh rằng, vũ khí, trang bị kỹ thuật chỉ là công cụ để tiến
hành chiến tranh. Nó chỉ là một bộ phận để cấu thành sức mạnh chiến đấu của quân
đội, chứ không đóng vai trò quyết định thắng thua trên chiến trường. Một số
cuộc chiến tranh công nghệ cao trong thời gian gần đây đã khiến nhiều người lầm
tưởng vào sức mạnh của vũ khí, vin vào cớ đó, các học giả tư sản tiếp tục cổ
súy cho học thuyết “vũ khí luận” của mình. Thực chất, đây là quan điểm hoàn
toàn sai lầm. Thiếu tướng Nguyễn Hùng
Oanh khẳng định:
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác cũng chỉ rõ là
con người chứ không phải vũ khí sẽ thắng trong trận đánh. Bác Hồ chúng ta cũng
nhấn mạnh là gì, chính trị trọng hơn quân sự, người trước súng sau. Điều này
hoàn toàn đúng trong điều kiện xuất hiện cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Và đó là nhân tố quyết định đến thắng lợi trong mọi cuộc chiến tranh.
Thực tế cho thấy, khi xảy ra chiến tranh, muốn làm
chủ được chiến trường thì các bên tham chiến buộc phải đưa binh lính vào thực
địa để chiếm giữ mục tiêu, chiếm đất, chiếm dân. Ví như trong cuộc chiến tranh
IRắc năm 2003, thì sau 38 ngày đêm không kích, cuối cùng quân lực liên hiệp Mỹ-Anh đã cho bộ binh đổ bộ lên đất liền
trong 4 ngày và làm chủ chiến trường. Điều đó thêm một lần khẳng định, con
người mới là yếu tố quyết định đến thắng thua của một trận đánh.
Và
cũng xin được nói thêm rằng, chính con người sáng tạo ra vũ khí và sử dụng vũ
khí vào mục đích của mình. Vậy đằng sau quan điểm “Vũ khí luận” là gì? Đại tá
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Cường, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã
hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng cho rằng, đây là quan điểm của những nhà tư
bản, những tập đoàn sản xuất vũ khí, để qua đó họ lôi kéo các nước vào một cuộc
chạy đua vũ trang tốn kém và họ là người được hưởng lợi từ những cuộc chạy đua
này. Đồng thời, đây cũng là một thủ đoạn tuyên truyền để làm cho binh lính đối
phương hoang mang, dao động, dẫn đến mất niềm tin, không có được trạng thái tâm
lý và tinh thần tốt nhất khi cuộc chiến xảy ra. Và khi đó, chính là thời cơ để
chúng phát động chiến tranh xâm lược.
Thực tế đó,
đòi hỏi Quân đội ta phải luôn đề cao cảnh giác, phải giáo dục cho bộ đội có bản
lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin vững chắc vào phương pháp huấn luyện và nghệ
thuật quân sự Việt Nam. Cùng với đó là tiếp tục từng bước hiện đại hóa quân
đội, bảo đảm cho quân đội có được tiềm lực và thế trận tốt nhất sẵn sàng đánh
thắng mọi kẻ thù xâm lược. Theo Thượng
tá Tống Văn Thanh, Chính ủy Lữ đoàn 134, Binh chủng Thông tin liên lạc thì mỗi cán bộ, chiến sĩ nếu có được
bản lĩnh chính trị tốt, luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân
dân thì không một thế lực nào có thể làm lung lay, không một thứ vũ khí nào có
thể làm run sợ và không một sức mạnh nào có thể khuất phục được họ.
Khoa học kỹ
thuật có hiện đại đến đâu thì cũng do con người phát minh, sáng chế ra; vũ khí,
trang bị kỹ thuật có tối tân đến mấy thì cũng do binh lính điều khiển. Người
máy có thể là một chiến binh có ưu thế vượt trội hơn con người, nhưng lại thiếu
hẳn bản lĩnh, ý chí và mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, mà chỉ con người mới có.
Chỉ những điều đó cũng đủ để khẳng định rằng, không phải vũ khí, mà trạng thái
tinh thần của người lính mới là nhân tố quyết định thắng lợi trong mọi cuộc
chiến tranh. Hãy cảnh giác, chớ tin vào quan điểm “vũ khí luận” để rồi mắc mưu
các thế lực thù địch, phản động./.
Trương Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét