Các thế lực phản động, thù địch cho rằng: Tham
nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền vì “Đảng vừa đá bóng,
vừa thổi còi”; vì xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành
công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, nhưng đều không thành công, tệ
nạn lại càng gia tăng... Từ đó, họ kết luận cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng (PCTN) của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công.
Cần phải khẳng định rằng, những luận điệu trên
không có cơ sở khoa học và hoàn toàn sai lầm về mặt lý luận và thực tiễn. Lịch
sử Việt Nam và thế giới cho thấy, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại,
phát triển đều phải có chính đảng của mình hoặc phải chọn lấy chính đảng thích
hợp với mình. Sự lựa chọn ấy chỉ được coi là đúng đắn, khi một mặt phải bắt
nguồn sâu xa từ thực tiễn đất nước, từ truyền thống của dân tộc, từ ước vọng
tha thiết của nhân dân; mặt khác, phải phù hợp với quy luật phát triển khách
quan của xã hội, với xu thế vận động tất yếu của nhân loại tiến bộ. Theo đó, rõ
ràng tệ tham nhũng không phải là những hiện tượng phản ảnh bản chất của chế độ.
Nó cũng không phải là những căn bệnh nảy sinh do chế độ một đảng lãnh đạo dẫn
đến mất dân chủ như một số người vẫn thường rêu rao.
Quốc gia dân tộc nào cũng vậy, trong từng thời
điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và
các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước đều là người của đảng đó; đường
lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường lối, chính sách của quốc
gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn
tham nhũng, suy thoái vẫn xảy ra, kể cả các nước phát triển có hệ thống pháp
luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao.
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi ra đời, lãnh
đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng tuyệt đại đa
số đều là những nhà cách mạng tự nguyện từ bỏ lợi ích bản thân, xả thân chiến
đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nhiều tấm gương hy
sinh oanh liệt của các nhà lãnh đạo, các cán bộ, đảng viên, mãi mãi lưu danh
trong lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tuy nhiên, ngay từ đó, trong cuộc
đấu tranh một sống, một chết dưới ách thống trị tàn bạo của chính quyền thực
dân phong kiến, cũng đã có những người không chịu nổi thử thách gian nguy, tự
rời bỏ hàng ngũ cách mạng, thậm chí đầu hàng địch, phản bội cách mạng. Những
người thiếu kiên trung với cách mạng, có biểu hiện dao động, cầu an, Đảng đã
thải loại họ. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hết sức cá biệt. Đảng không vì
thế mà yếu đi. Đảng càng trong sạch và ngày càng phát triển vững mạnh, được các
tầng lớp nhân dân tin tưởng, tôn vinh vai trò lãnh đạo và tình nguyện chiến đấu
dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Ở Việt Nam, thời kỳ kháng chiến chống thực
dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như
một tất yếu khách quan. Năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa, giành
chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng đặt quyền
lợi quốc gia, dân tộc lên trên hết, nên trong những ngày đầu gìn giữ chính
quyền và độc lập dân tộc, Đảng đã tuyên bố tự giải tán, mở rộng Chính phủ dân
tộc với sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập, như: Việt Quốc (Việt Nam Quốc
dân đảng); Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội)… Nhưng, trong quá trình
lãnh đạo cách mạng, các tổ chức đảng phái hoặc phản động “bán nước, cầu vinh”,
hoặc không đưa ra được đường lối đúng đắn, không vì lợi ích của quốc gia, dân
tộc nên lần lượt bị chính nhân dân loại bỏ. Khi quân Tưởng Giới
Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng cuốn gói chạy theo. Được sự tiếp tay
của đế quốc Mỹ, nhiều đảng phái đã được chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thành
lập ở miền Nam Việt Nam. Song, do mục đích chính trị của những đảng phái này là
phá hoại tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà, đi ngược lại lợi ích của nhân dân
lao động nên nhân dân Việt Nam đã đoàn kết đấu tranh loại bỏ những đảng phái
chính trị đó. Cũng có một thời kỳ khá dài, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam
đã tồn tại hai đảng khác là Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Tuy
nhiên, cả hai đảng này chưa bao giờ đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đều
ủng hộ, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sau này hoàn
toàn tự nguyện giải tán.
Có một thực tế, công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), biết bao cán
bộ, đảng viên ngày đêm ở nơi xa xôi biển đảo, biên cương canh giữ chủ quyền đất
nước; nhiều cán bộ, đảng viên dũng cảm chiến đấu trên mặt trận thầm lặng, giữ
gìn an ninh chính trị và cuộc sống yên bình cho nhân dân; những cán bộ, đảng
viên trực tiếp sản xuất vất vả trong nhà máy, trên đồng ruộng; những cán bộ, đảng
viên lao động trí óc ngày đêm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo... đóng góp xứng
đáng vào sự nghiệp chung, không tính toán thiệt hơn, không đòi hỏi sự ưu ái cho
riêng mình./.
Đinh Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét