Lễ cúng 49 ngày là một
dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của
người còn sống đối với người đã khuất. Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau
ngày người chết qua đời được 49 ngày. Phong tục này được người Việt Nam dựa
theo thuyết Phật giáo, đây là một buổi cúng giỗ rất quan trọng trong tục để
tang đối với người Việt, nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng
nhớ của những người còn sống đến những người đã khuất. Tuy nhiên Dư Thị Thành
con cháu cũng chưa hết bàng hoàng, ngỡ ngàng khi thấy lễ cúng 49 ngày của chồng
mình (Lê Đình Kình) tại nhà riêng ngày 26/02/2020 lại diễn ra trong sự tẩy
chay, không khí lạnh nhạt của người dân và một số người trong dòng họ Lê Đình ở
xã Đồng Tâm.
Dư Thị Thành đã chuẩn bị
tổ chức một lễ cúng “hoành tráng” cho Lê Đình Kình bằng việc thuê thầy cúng lập
một đàn lễ lớn ở sân nhà mình, thuê người làm 30 mâm cỗ để tiếp đãi những đối
tượng chính trị mà trước đây đã hứa về dự lễ cúng 49 ngày của Kình tại Đồng
Tâm. Nhưng những gì diễn ra ngày 26/2/2020 đã làm Dư Thị Thành và con cháu
“bàng hoàng” vì một sự thật bẽ bàng. Không một đối tượng chống đối chính trị
nào về dự nhưng điều đó cũng chưa làm bà ta quá buồn.
Điều làm bà Thành cảm
nhận thấy nhục nhã nhất chính là sự tẩy chay của chính người dân Đồng Tâm,
trong đó có chính những người trước đây là thành viên “Tổ đồng thuận” cùng Lê
Đình Kình gây mất an ninh trật tự. Trong cả ngày diễn ra buổi lễ chỉ thấy Dư Thị
Thành cùng con cháu ở trong cái rạp lớn trước nhà, người ta chẳng thấy bóng
dáng Bùi Văn Nhạc, Hoàng Thị Thăng, Lê Đình Nguyệt, Lê Đình Ba, Nguyễn Thị
Thoa, Nguyễn Văn Doanh... những kẻ trong “Tổ đồng thuận” còn lại đâu cả. Ngay cả
những người hàng xóm, con cháu dòng họ Lê Đình tại Đồng Tâm cũng không đến tham
dự lễ cúng 49 ngày cho Lê Đình Kình như phong tục, nếp sống bấy lâu nay ở Đồng
Tâm.
Nhìn cảnh trống vắng, ảm
đạm, lạnh nhạt của hàng xóm đối với nhà mình thì Dư Thị Thành đã cảm thấy được
cái gọi là quy luật “nhân quả”. Tất cả những gì diễn ra trong ngày cúng 49 Lê
Đình Kình cũng đều xuất phát từ những việc làm bỉ ổi, vô liêm sỉ, bất chấp nhân
phẩm, coi thường hàng xóm quê hương của Dư Thị Thành và gia đình bà ta.
Cái chết của Lê Đình
Kình được vợ và con cháu coi là cơ hội để kiếm tiền, điều này đã làm người dân
Đồng Tâm, chính những người đã theo Lê Đình Kình trước đây và con cháu dòng họ
Lê Đình bất bình và việc không đến dự lễ cúng 49 ngày Lê Đình Kình là “cái tát”
vào mặt Dư Thị Thành và con cháu.
Nông Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét