Các
thế lực thù địch cho rằng CNXH hiện thực được xây dựng theo học thuyết của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I. Lênin ở Liên Xô, các nước Đông Âu đã bị sụp đổ. Hiện thực sụp
đổ có nghĩa là lý thuyết sai lầm. sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên
Xô và Đông Âu phải chăng như một bằng chứng hiển nhiên của sự sai lầm, lỗi thời
của chủ nghĩa Mác - Lênin và cùng với nó là con đường xây dựng CNXH? Phải chăng
có một lôgic thực tế là CNXH hiện thực sụp đổ do lý thuyết về CNXH sai lầm?
Trước
hết, cần phải nói rằng mô hình CNXH hiện thực trên thực tế đã mang lại sự thay
đổi rung trời chuyển đất, tạo ra một mảng sáng không thể phủ nhận ở Liên xô,
Đông Âu và một loạt nước trên thế giới. Nó đã mang lại cuộc sống tốt đẹp cho một
phần to lớn của nhân loại. Nó đã tạo nên một sức mạnh to lớn mà trước đó không
thể tưởng tượng về nguồn lực vật chất và tinh thần, đủ sức để động viên sức người,
sức của, tạo thành lực lượng chủ yếu đánh thắng cả những lực lượng to lớn của
liên minh các thế lực tư bản trong Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như đội
quân phát xít tàn bạo của trục ma quỷ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng
thực tế sinh động tốt đẹp trên các đất nước xây dựng CNXH, nó đã động viên,
thúc đẩy cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, hòa bình, giải phóng dân tộc trên
toàn trái đất. Hàng loạt dân tộc bị áp bức đã giành được độc lập tự do dưới ảnh
hưởng và sự giúp đỡ vô tư của các nước XHCN do Liên Xô dẫn đầu. Chính CNXH và
cuộc đấu tranh rộng lớn, mạnh mẽ của nhân dân lao động trên toàn thế giới đã là
động lực thúc đẩy, buộc các thế lực tư bản, đế quốc phải, một mặt thừa nhận quyền
tự do, độc lập của các dân tộc trong hệ thống thuộc địa rộng lớn của CNTB thực
dân, đế quốc. Một mặt, tạo thành sức ép, buộc các thế lực tư bản có những cải
cách xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân lao động ở chính quốc. CNXH đã là
một hiện thực hùng mạnh đủ để những chiến lược gia, các nhà lý luận tư sản phải
run sợ, đã đưa ra những dự báo về sự thất bại, kết thúc không thể đảo ngược của
chủ nghĩa tư bản. Những thừa nhận đắng cay của Henry Kitsingiơ, Brêginxki thời
kỳ những năm 60, 70 thế kỷ XX vẫn còn nguyên đó trong các cuốn sách, bài báo của
họ.
Tất nhiên, sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên
Xô và Đông Âu đã là một bài học đau đớn không chỉ cho những người cộng sản, mà
còn cho cả nhân loại tiến bộ. Đó là sai lầm về chính sách cũng như những giải
pháp; sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ
của một mô hình xây dựng CNXH cụ thể không hơn, không kém. Tuyệt nhiên đó không
phải là sụp đổ của một học thuyết khoa học, càng không thể là sự sụp đổ về một
tương lai tốt đẹp mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới. Điều ấy không chỉ được
minh chứng bằng việc ngay ở thời điểm hiện nay, một loạt nước ở tây bán cầu
ngay cận kề nước Mỹ đang tìm tòi con đường và cách thức để xây dựng CNXH theo một
mô hình mới. Nó cũng được minh chứng bởi một loạt quốc gia ở chính châu Âu, nhất
là Bắc Âu đã và đang lấy CNXH làm mục đích và cảm hứng để xây dựng, phát triển
đất nước mình. Không phải không có lý do, khi họ tự gọi mình là mô hình CNXH
phúc lợi. Đương nhiên còn một minh chứng hiện hữu là một số nước kiên trì đi
theo con đường XHCN, trong đó có Việt Nam đã đạt được những thành tựu có tính lịch
sử trong xây dựng, phát triển.
Từ tất cả thực tế ấy, không thể nói rằng mô hình CNXH ở
Liên Xô và các nước khác sụp đổ trong những năm cuối thế kỷ trước có nghĩa là học
thuyết Mác - Lênin về CNXH là sai lầm và lỗi thời! Ngược lại, sẽ là ảo tưởng
khi nghĩ rằng CNTB đang thắng thế. Thực tế đang chỉ ra rằng, chính CNTB đang đứng
trước những thánh thức đầy nguy hiểm. Chính sự mâu thuẫn lợi ích, căn bệnh bản
chất của CNTB đang làm nảy sinh sự chia rẽ khó tránh khỏi trong các liên minh
tưởng chừng bền vững của họ. Hiện tượng Brexit của nước Anh chỉ là một dấu hiệu
đầu tiên và tất yếu của sự khục khặc từ chính trong lòng của nó khi CNTB ở Tây
Âu mất đi đối trọng là khối các nước XHCN. Khi không còn phải đối mặt với nguy
cơ từ bên ngoài thì những mâu thuẫn không thể tránh khỏi về lợi ích sẽ hiện
nguyên hình, phá vỡ mối liên kết yếu ớt của các thế lực TBCN. Mặt khác, những
cuộc khủng bố đã hiện diện ngay trung tâm của châu Âu, đe dọa không chỉ an ninh
mà tạo nên sự bất ổn sống còn của chế độ TBCN./.
Đinh Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét