Một
trong những nguyên nhân khiến các thế lực thù địch và đối tượng xấu thường xuyên
bịa đặt, vu cáo về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là nhằm bẻ
lái luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam theo các tiêu chuẩn phương
Tây.
Làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa
bình": Sức mạnh trong sự đồng thuận xã hội
Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí
nên một số cá nhân, tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa “người bảo vệ” tự do tôn
giáo và nhân quyền thế giới vẫn tung ra những thông tin thiếu khách quan, những
nhận định sai trái về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Phải khẳng định rằng, trong những năm qua mà các báo cáo
thường niên của USCIRF đưa ra trong những năm gần đây đều được đánh giá là chưa
chính xác, thiếu thiện chí, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở nhiều
nước, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, ngay cả trong chính giới Mỹ và các tổ chức
nhân quyền ở Mỹ cũng xuất hiện những ý kiến cho rằng, cách tiếp cận của USCIRF
nặng về chỉ trích, không giúp cải thiện tự do tôn giáo trên toàn cầu đúng với mục
đích mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đặt ra.
Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín
ngưỡng tôn giáo, trong đó có cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập và từng
được ví như một “bảo tàng” về tín ngưỡng, tôn giáo của thế giới. Theo thống kê
cập nhật từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có
đời sống tín ngưỡng và hơn 26,5 triệu tín đồ, chức sắc của các tôn giáo. Tính
ngưỡng tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, trong đó có Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo...
Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là bảo đảm
và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, bảo đảm công bằng,
không phân biệt đối xử với các tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét