Các đối tượng
thù địch xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện
nay gồm: lực lượng cực hữu, một số nghị sĩ cực đoan tại một số nước phương Tây,
các nhóm phản động người Việt Nam ở nước ngoài và những cá nhân người Việt ở
trong nước bị các thế lực cực hữu nước ngoài mua chuộc, lợi dụng, núp bóng “ngọn
cờ dân chủ”, “nhân quyền” chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị - xã
hội tại Việt Nam. Hiện nay, cuộc đấu tranh về ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội
(CNXH) và chủ nghĩa tư bản không chỉ diễn ra trên phạm vi thế giới, mà ngay tại
Việt Nam. Luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch thường tập
trung chính vào các nội dung:
Phủ nhận thành
tựu, thực tiễn về các giá trị lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng về dân chủ,
nhân quyền; lợi dụng các hiệp định, dự án hợp tác với nước ngoài, nhằm phá hoại
và làm chệch định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Kích động vấn đề dân tộc thiểu số và xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt
Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo, như Việt Nam có “hai
chính sách tôn giáo”: Chính sách bảo đảm trên hình thức và “chính sách” không bảo
vệ, không bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số trong thực tế thông qua “cơ chế
xin - cho” và tạo lập các “tôn giáo quốc doanh”; chỉ trích các văn bản, chính
sách, pháp luật về tôn giáo và lợi dụng các vụ việc và việc Nhà nước xử lý các
đối tượng, vụ việc phức tạp liên quan tới tôn giáo để xuyên tạc, vu cáo.
Phê phán, xuyên
tạc Nhà nước Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do
hội họp. Chỉ trích chính quyền “trì hoãn” việc ban hành Luật Biểu tình để tiếp
tục dung túng bạo lực, đàn áp, bắt giam những nhà hoạt động nhân quyền, có ý kiến
“phản biện” Đảng, Nhà nước.
Xâm nhập, kích
động nhằm thúc đẩy “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” sang tư tưởng nhân quyền tư sản.
Đồng thời, các thế lực thù địch tăng cường tác động “từ bên ngoài”, như đòi Nhà
nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị (tự
do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự quản
lý của Nhà nước,...) tương tự các quốc gia phát triển phương Tây. Họ gắn dân chủ,
nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát triển về dân chủ, tôn giáo, tiếp cận
thông tin, và các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp,... đặc biệt đòi dân sự
hóa hoạt động lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nhằm thúc đẩy phát triển tối đa cái
gọi là xã hội dân sự theo kiểu phương Tây. Họ móc nối và tìm cách mua chuộc bằng
tiền, hiện vật có giá trị để làm thay đổi tư tưởng, dẫn đến “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong một số cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược và cơ
quan trọng yếu nhằm thay đổi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước theo hướng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm chệch hướng
XHCN trong bảo đảm dân chủ, nhân quyền và quá trình đổi mới đất nước nói chung./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét