Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

TỰ DO TÔN GIÁO NHƯNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ĐỨNG TRÊN HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT


Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã và sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nước ta là quốc gia đa tôn giáo, hiện nay có 06 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo; trong đó, Công giáo có hơn 7 triệu tín đồ, 47 Giám mục, hơn 6000 linh mục; khoảng 200 dòng tu, với hơn 31.000 nam nữ tu sĩ, hơn 10.000 nhà thờ. Thiên Chúa giáo tồn tại trên đất nước ta gần 5 thế kỷ; trong khi đó đất nước ta có lịch sử lập quốc gần 5.000 năm (2.879 trước Công nguyên); nghĩa là, trước khi người Việt Nam bắt đầu theo tôn giáo nào đó thì trước tiên họ phải có cội nguồn, có tổ tiên, có lịch sử và tất cả người Việt đều là cháu Hồng, con Lạc dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo; có đạo hay không có đạo cũng đều là người Việt Nam, là cây chung gốc, là con một nhà. Quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được phát huy. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế.

Bên cạnh những điều hết sức tốt đẹp đó; hiện nay một số lượng không nhỏ  các trang mạng xã hội của nhiều tổ chức, hội nhóm phản động lưu vong được chúng huy động để tuyên truyền bóp méo, xuyên tạc tình hình nhằm chống phá Việt Nam. Cụ thể như: Ngày 13/02/2023, trên blog Việt Nam thời báo, đối tượng Ngọc Lan phát tán bài “Việt Nam đang bảo vệ sự đa dạng của văn hóa như thế nào?, đối tượng Phạm Lê Đoan tán phát bài viết “Cần giữ gìn và phát triển văn hóa của tôn giáo nội sinh Nam Bộ”, với nội dung xuyên tạc Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban đại diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa của UNESCO và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam; đồng thời cổ súy cho các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và kêu gọi chính quyền công nhận các tổ chức này.

Có thể thấy, trong quá trình thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá nước ta các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong và ngoài nước luôn chú ý lợi dụng vấn đề tôn giáo, coi đây là một trong những mũi tiến công chủ đạo nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Thời gian tới để góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, cấp ủy, chỉ huy các cấp, các tổ chức cần tăng cường công tác tuyền truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo và âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo chống Đảng, Nhà nước để cán bộ, đảng viên và quần chúng nâng cao cảnh giác, tuân thủ nghiêm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo cũng như quy định khác liên quan. Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước. Trong đó, cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vốn ngày càng phức tạp và cam go trong giai đoạn hiện nay./.             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét