Mặc dù mới chỉ ra mắt vào cuối năm 2022, phần mềm ChatGPT của OpenAI đã
thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Ngoài những tác động tích cực mà
ChatGPT mang lại thì đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ để các tổ chức, đối
tượng phản động lợi dụng ứng dụng để cắt ghép, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà
nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sử dụng ChatGPT đặt những câu hỏi
về Bác và Đảng là những bài đăng gần đây được các trang mạng của các tổ chức
như Đài Á châu Tự do, BBC News Tiếng Việt, Việt Tân… liên tiếp đăng tải, chia
sẻ với mục đích dắt mũi dư luận, hướng lái người dân hiểu sai về Đảng, về hình
tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những câu hỏi được chúng cố tình đặt ra để hỏi
ChatGPT như: “Ai là cha già dân tộc của chúng ta?”; “Ai sống mãi trong sự
nghiệp của chúng ta?”; “Ai đã cho ta một mùa Xuân đầy ước vọng?”… Với những câu
hỏi bị thêm, bớt câu từ hay thiếu địa danh như trên thì câu trả lời của “trí
tuệ nhân tạo” ChatGPT đưa ra thường là: “Không có người được chỉ định là cha
già dân tộc Việt Nam”; “Không có ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”;
“Không có một người hoặc tổ chức nào cung cấp cho chúng ta một mùa Xuân đầy ước
vọng”...
Từ đó, các thế lực thù địch tuyên
truyền rằng, ChatGPT là trí tuệ, hiện đại nên đã đưa ra những câu trả lời khách
quan, chính xác và “cần phải tin ChatGPT trả lời quá đúng”! Các đối tượng cũng
thừa cơ viết bài miệt thị, nói rằng ở Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận,
không có quyền tự do báo chí, người dân không dám bày tỏ quan điểm của mình mà
phải bắt buộc sử dụng các nguồn dữ liệu duy nhất của Việt Nam đang quy định.
Trong
các trang viết lịch sử, thước phim quay về Bác, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao
giờ tự nhận mình là “Cha già dân tộc” mà nhân dân vì kính yêu Bác đã trìu mến
gọi Bác là “Cha già dân tộc”. Hình tượng “người Cha” của Bác đã đi vào thi ca,
âm nhạc, vào văn hóa dân tộc. “Vị Cha già dân tộc” trở thành cái tên thể hiện
sự kính trọng, đi vào trong tâm thức mà nhân dân Việt Nam nói về Bác. Cũng
giống như hình tượng ẩn dụ Đảng chính là mùa xuân của đất nước, thể hiện niềm
tin và hy vọng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất
nước.
Rõ ràng, với những câu hỏi mang
tính so sánh, ẩn dụ nghệ thuật, tính văn hóa hay những cảm xúc trong thơ ca,
văn chương như vậy, “trí tuệ nhân tạo” như ChatGPT chưa đủ dữ kiện, tài liệu
đối chứng để trả lời. ChatGPT nhiều khi trả lời có tính ngẫu nhiên như toán
học, mang tính lập trình mà không thể trả lời được chính xác, đầy đủ dưới góc
độ văn học, văn hóa, tư tưởng. Chưa kể, đặt câu hỏi “của chúng ta” mà không ghi
rõ ở đâu thì ChatGPT cũng không “định vị” được là ở nước nào để đảm bảo rằng
câu trả lời chuẩn xác nhưng các đối tượng lại dựa vào phần trả lời để áp đặt đó
là ChatGPT nói về Việt Nam. Vì thế, nó vẫn không thể thay thế con người trong
việc tư duy, sáng tạo và đưa ra những nội dung chính xác. Điều đáng nói là
những bài viết bằng cách đưa ra câu hỏi đáp với ChatGPT dạng này đã lôi kéo các
thành phần xấu vào bình luận, chia sẻ, một số tài khoản cá nhân người dùng còn
sử dụng những hình ảnh mang tính chất giải trí, đùa cợt mà không nhận thức hành
động đó đã tiếp tay cho các thế lực xấu.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng vừa là vấn đề có
tính cấp thiết, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu dài của cấp ủy, tổ chức
đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên. Trước
yêu cầu đó, đồi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần đề cao cảnh giác; tích cực chia
sẻ, lan tỏa các thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…; các hoạt
động quân sự, quốc phòng tiêu biểu; gương người tốt, việc tốt với phương phâm
“lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, kết hợp giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính;
đồng thời phản bác kịp thời các luận điệu xuyên tạc, đấu tranh với những thủ
đoạn cố tình bóp méo lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét