Tôn giáo là một
trong những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã. Tôn
giáo đang và sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là
vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Chính sách nhất quán
của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Các quyền này đã được
nêu rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước Việt Nam,
trong đó có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên các thế lực thù địch âm mưu biến tôn giáo
thành “ngòi nổ” gây mất ổn định chính trị - xã hội hoặc thông qua vỏ bọc tôn
giáo để tuyên truyền luận điệu xuyên tạc kích động, phá hoại tư tưởng, gây chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chiêu bài tôn giáo là một phần của chiến lược “diễn
biến hoà bình” mà các tổ chức, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam
thường sử dụng nhằm kích động xu hướng chia rẽ, ly khai, từ đó phát triển thành
các cuộc tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, tạo sự bất ổn định về
chính trị - xã hội, ảnh hưởng không nhỏ sự phát triển toàn diện của xã hội. Đây
cũng là cái cớ để họ công khai can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Đáng chú ý, trong giai đoạn hiện nay, ngoài những hoạt động chống phá mang tính
quy luật thì một trong những thủ đoạn mà số đối tượng chống đối cực đoan ở
trong và ngoài nước thường tiến hành là tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo ở
vùng dân tộc thiểu số nhằm kích động tư tưởng ly khai, tự trị tại các địa bàn
chiến lược về an ninh, quốc phòng.
Nổi lên thời gian qua là các vụ việc ngày 13/02/2023, trên trang
Blog Tiếng Dân, đối tượng Ngọc Lan tán phát bài “Việt Nam đang bảo vệ sự đa
dạng của văn hóa như thế nào?”, đối tượng Phạm Lê Đoan tán phát bài “Cần giữ
gìn và phát triển văn hóa của Tôn giáo nội sinh Nam Bộ”, nội dung xuyên tạc
Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban đại diện khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa của UNESCO và tình
hình tự do Tôn giáo ở Việt Nam; đồng thời, cổ xúy cho các hoạt động tôn giáo
bất hợp pháp và kêu gọi chính quyền công nhận các tổ chức này.
Những vấn đề nêu trên đã và đang tiềm ẩn nguy cơ gây
mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo thành những điểm nóng tôn
giáo. Bên cạnh đó, thời gian qua, sự việc một số cán bộ cao cấp bị kỷ luật…
Triệt để lợi dụng vấn đề này, các đối tượng chống đối cực đoan trong tôn giáo
tìm mọi cách để ngụy tạo chứng cứ, thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc nhằm hạ
thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các
ban, ngành chức năng có liên quan. Từ đó tạo tâm lý tiêu cực, chia rẽ mối quan
hệ giữa nhân dân với các cấp uỷ đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, cao hơn nữa có thể kích động quần chúng tín đồ tụ tập đông người,
gây rối an ninh, trật tự hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, chống
phá chế độ.
Rõ ràng, qua phân tích những vấn đề nêu trên cho
thấy, chiêu bài tôn giáo được các thế lực thù địch và số đối tượng chống đối ở
trong và ngoài nước triệt để lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta, là vấn đề
mang tính quy luật. Hiện nay, thủ đoạn lợi dụng chống phá của các đối tượng
ngày càng tinh vi, xảo quyệt, lại được che đậy bởi vỏ bọc tôn giáo nên người
dân khó phát hiện. Tính chất nguy hiểm ngày càng cao khi thủ đoạn này đã tác
động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng của đồng bào theo đạo. Đây sẽ là tiền đề
để khi có điều kiện, có thời cơ, các đối tượng sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền, kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia vào các hoạt động chống
đối, vi phạm pháp luật.
Do đó, mọi chức sắc, tín đồ tôn giáo nói riêng và mỗi
người dân Việt Nam nói chung hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên
án những mưu đồ xấu của kẻ địch. Đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh, đẩy
lùi việc lợi dụng vấn đề chính trị để chống phá ra khỏi đời sống tôn giáo, góp
phần làm cho các hoạt động tôn giáo trở nên thuần khiết, tốt đẹp như bản chất
vốn có. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân, phân biệt rõ
hoạt động tôn giáo đúng nghĩa và hành vi lợi dụng tôn giáo để kích động chống
phá của kẻ xấu. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo luật, tuân
thủ luật pháp, đem lại đời sống đạo pháp đúng nghĩa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt
tôn giáo cho đồng bào trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét