Thời gian gần đây, bên
cạnh các đối tượng cố tình đăng tải thông tin sai sự thật, đăng tải video clip
gây kích động, xuyên tạc về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng gây
hoang mang trong dư luận, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, gây
mất niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước,…gây mất an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, tổ thất về kinh tế,…. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người
dân do thiếu hiểu biết khi dùng mạng xã hội đã chia sẻ những thông tin giả,
thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí là thông tin của các trang mạng phản
động, vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch tán phát tài liệu, thông tin
xấu độc, xuyên tạc chống phá nước ta...
Theo quy định của Nghị
định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện
tử, các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo,
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng; tổ chức sẽ
bị phạt từ 10-20 triệu đồng.
Đồng
thời, Bộ Luật Hình sự năm 2015 có quy định trường hợp người có hành vi đưa lên
mạng xã hội thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc gây
dư luận xấu sẽ bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy
tính, mạng viễn thông, với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200
triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2-7 năm.
Bên cạnh các quy định
pháp luật hiện có, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử
trên mạng xã hội và gửi nhiều văn bản đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
trực thuộc Chính phủ; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan báo chí; tổ chức, doanh nghiệp
thiết lập mạng xã hội... về việc tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật trên
mạng; chủ động phát hiện và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích
động, sai sự thật trên các phương tiện, không gian truyền thông.
Đồng thời, để góp phần
phòng tránh được các thông tin sai sự thật, tin giả, các cơ quan chức năng
khuyến cáo người dân cần áp dụng quy tắc 5K, đó là: Không tin ngay - Không vội
nhấn nút thích - Không thêm thắt - Không kích động - Không vội chia sẻ.
Mỗi người cần tỉnh táo,
trở thành "người đọc thông thái", thực hiện trách nhiệm công dân
trong việc đưa tin, chia sẻ trên mạng xã hội; không nên chia sẻ các thông tin
chưa được kiểm chứng, chưa được xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức
năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.
Nói "không" với
tin giả, tin sai sự thật cũng là một biện pháp hữu hiệu góp phần cùng các cơ
quan chức năng, lực lượng phòng, chống có hiệu quả các hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch trên không gian mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét