Tôn giáo là một trong những vấn đề nhạy cảm, liên
quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã. Tôn giáo đang và sẽ tồn tại lâu dài
cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ ngĩa xã hội. Giải quyết vấn đề tôn
giáo nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng
lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của
cách mạng Việt Nam.
Chính sách
nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Các quyền
này đã được nêu rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước
Việt Nam, trong đó có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên,
hiện nay, các thế lực thù địch vẫn không ngừng lợi dụng vấn đề tôn giáo để
chống phá Việt Nam. Gần đây nhất, vào ngày 23/02/2023, trên trang blog Việt Nam
Thời Báo, đối tượng Irna Sara tán phát
bài “Tôn giáo Bà Ni của người Chăm”; ngày 24/02/2023, trên trang blog Đài Á
Châu Tự Do tán phát bài “Chính quyền ngăn cản phái đoàn Mỹ gặp tín đồ Hội thánh
Tin Lãnh Đấng Christ Tây Nguyên”, nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, vu cáo chínhquyền Việt Nam cản
trở các họat động tôn giáo của đồng bào dân tộc Chăm; đồng thời cổ xúy hành vi
vi phạm pháp luật của các đối tượng trong tổ chức “Tin Lành Đấng Christ Tây
Nguyên”.
Đây
là cái cớ để các thế lực thù định khai thác để chống phá Đảng, chế độ, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại đoàn kết tôn giáo, gây chia rẽ, kích động
hận thù hoặc tạo tâm lý hoang mang, lo lắng, gây tư tưởng chia rẽ, bạo loạn,
đòi tự do lập hội, thúc đẩy “xã hội dân sự” nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt
Nam của các thế lực thù địch.
Hoạt
động lợi dụng tôn giáo và vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội là hoạt động hết sức nguy hiểm, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây chia rẽ giữa các tôn
giáo, giữa tôn giáo với chính quyền, giữa quần chúng giáo dân và những người
không theo tôn giáo, tạo ra những yếu tố phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ
thành xung đột xã hội. Do đó, chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt
động này có vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác tôn giáo cũng như bảo đảm
sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam.
Có
thể nói, ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế,
xã hội, đoàn kết dân tộc và bảo đảm an ninh - quốc phòng. Do vậy, công tác quản
lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực
tôn giáo là những nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, vừa hạn chế sự chống phá của
các thế lực thù địch, góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.
Nhận thức được vấn đề này, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận
diện đúng những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Bên cạnh
đó, không ngừng học tập, rèn luyện, nghiên cứu nắm vững những chủ trương, đường
lối, quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo, kiên quyết đấu tranh chống lại
những luận điểm xuyên tác của các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét