Các
thế lực thù địch, phản động đánh tráo khái niệm, gán ghép, quy chụp một sự
kiện, vụ việc không phải là mâu thuẫn hay xung đột về tôn giáo, nhưng bị quy
chụp là mâu thuẫn, xung đột tôn giáo. Trên thực tế, một số vụ việc không liên
quan gì đến niềm tin tôn giáo, chỉ là những sự việc vi phạm hành chính, dân
sự,... nhưng lại bị các lực lượng phản động quy chụp là mâu thuẫn tôn giáo.
Chẳng hạn, các quan điểm xuyên tạc thường đưa tin về các vụ biểu tình, tụ tập
đông người của các tín đồ tôn giáo, liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, đây không
phải là mâu thuẫn hay xung đột về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ đơn
thuần là vấn đề đất đai do chiến tranh, do lịch sử để lại,... Xung đột trong
lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do tranh chấp đất đai, do vi phạm
trong xây dựng cơ sở thờ tự, truyền đạo trái pháp luật, vi phạm pháp luật hiện
hành về tôn giáo, chứ không phải xung đột do mâu thuẫn về niềm tin tôn giáo.
Đây
là một phương thức khá phổ biến để xuyên tạc tình hình tôn giáo, chính sách,
pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Thông qua phương thức, chiêu bài
xuyên tạc biến hiện tượng thành bản chất, biến thiểu số thành đa số, biến bộ
phận thành toàn thể, của các thế lực thù địch... thì những vụ việc này bị quy
chụp sai sót về mặt bản chất của chế độ, chính sách. Tương tự, có những cá nhân
tôn giáo (chức sắc, nhà tu hành hay tín đồ) vì vi phạm chính sách, pháp luật mà
đương nhiên bị xử lý. Những vi phạm của các cá nhân này không liên quan gì đến
tôn giáo, nhưng lại bị quy chụp thành vấn đề tôn giáo, bản chất tôn giáo.
Họ
thường xuyên gặp gỡ, khai thác ý kiến của các cá nhân tôn giáo, những
thành phần chống đối trong các tổ chức tôn giáo, những nhân vật tôn giáo đã bị
chính quyền xử lý vì những vi phạm pháp luật, biện bạch rằng đó là những bằng chứng,
chứng cứ sinh động cho việc hạn chế, vi phạm quyền tự do tôn giáo của Việt Nam.
Khai thác những điểm hạn chế, đồng thời ít nhấn mạnh, thậm chí “lờ đi” những
điểm sáng, những thành tựu của tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Đây thực chất là
cách làm có chủ đích nhằm định hướng dư luận trong nước, quốc tế theo quan điểm
của mình.
Họ
thường lấy những tiêu chuẩn của nước khác để áp vào Việt Nam, yêu cầu Việt Nam
phải thực hiện theo những chuẩn mực hay tiêu chuẩn đó. Tuy nhiên, chúng ta đều
biết rằng, quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù và không
thể có một tiêu chuẩn chung nào có thể áp dụng cho tất cả mọi quốc gia.
Đó
là một số thủ đoạn thường gặp của các thế lực phản động nhằm đưa ra các quan
điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Các quan
điểm này thường thống kê tất cả những vụ việc, những cá nhân tôn giáo vi phạm
pháp luật bị xử lý. Họ muốn hướng đến mục đích là phản ánh sai lạc, xuyên tạc
tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc bản chất của mối quan hệ giữa Nhà nước
với tôn giáo, làm phức tạp thêm tình hình, duy trì và nuôi dưỡng những mầm mống
phản động chống đối Đảng, Nhà nước, cản trở việc hóa giải những mâu thuẫn,
những vụ việc phức tạp giữa chính quyền với tổ chức và cá nhân tôn giáo, để
cuối cùng là thông qua tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để chuyển hóa chế độ
của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét