Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CHẤP NHẬN ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG


          Trong thời gian vừa qua các thế lực thù địch kêu gọi, đòi đa nguyên, đa đảng. Chúng cho rằng một quốc gia mà chỉ có một đảng lãnh đạo thì không thể có dân chủ và cho rằng một quốc gia phải thực hiện đa nguyên, đa đảng thì đó mới được gọi là dân chủ. Từ đó các thế lực thù địch lợi dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là lợi dụng sự phát triển của cuộc cách mạng thông tin. Thường xuyên tuyên truyền vào quần chúng nhân dân, làm cho một bộ phận quần chúng nhân dân do có nhận thức chưa đầy đủ, nhận thức chưa đúng hoặc một số phần tử cơ hội dẫn đến làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với con đường mà Đảng, Nhà nước mà nhân dân ta lựa chọn. Đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; làm giảm niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì sao, dựa trên cở sở nào mà Đảng, nhà nước và đại đa số nhân dân ta không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

          Căn cứ vào cơ sở lý luận, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, để giai cấp công nhân có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người áp bức, bốc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, để xây dựng một xã hội mới đó là xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong quá trình đấu tranh cách mạng đó, giai cấp công nhân phải tổ chức ra chính đảng của mình để lãnh đạo phong trào cách mạng đi tới thắng lợi. Nếu giai cấp công nhân không tổ chức ra được một chính đảng cách mạng lãnh đạo thì phong trào đấu tranh của họ mãi mãi chỉ dừng lại ở đấu tranh tự phát và giai cấp công nhân không thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Đối với giai cấp công nhân có thể có nhiều đảng khác nhau, nhưng đảng chân chính nhất, cách mạng nhất theo quan điểm của Lênin đó chính là đảng cộng sản, và chỉ khi nào tổ chức ra được chính đảng với đảng tiên phong cách mạng là đảng cộng sản thì giai cấp công nhân mới có thể thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Như vậy, căn cứ vào những cơ sở lý luận chúng ta thấy rằng có một đảng lãnh đạo trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước là một tất yếu khách quan. Có người lại khẳng định hoặc hỏi rằng tại sao lại lấy chủ nghĩa Mác - Lenin chứ không phải là một học thuyết khác, nếu người nào hỏi như vậy thì rõ ràng họ không hiểu về lịch sử cách mạng Việt Nam. Bởi vì chúng ta thấy rằng, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Tại sao như vậy, bởi vì rõ ràng chúng ta biết rằng ở Việt Nam từ trước đến nay có nhiều học thuyết, có nhiều lý luận được thực hiện, nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ khi Nguyễn Ái Quốc tiếp cận Chủ nghĩa Mác - Lênin, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự dẫn đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng tiến tiến cách mạng như vậy chúng ta mới có thể giải phóng được dân tộc khỏi ách áp bức bốc lột của thực dân, đế quốc, phong kiến, đưa đất nước phát triển thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Căn cứ vào lý luận có thể khẳng định rằng để giai cấp công nhân có thể thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là xóa bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tất yếu họ phải tổ chức ra một đảng cách mạng lãnh đạo là đảng cộng sản.

          Dựa trên những cơ sở sao mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam xuất phát từ chính yêu cầu khách quan của lịch sử quy định. Chúng ta thấy rằng trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, có nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào yêu nước nổ ra, có theo ý thức hệ phong kiến và ý thức hệ tiểu tư sản. Điển hình nhất của ý thức hệ phong kiến là phong trào Cần Vương, nổ ra rất mạnh mẽ nhưng cuối cùng thất bại. Đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài, phong trào cách mạng Việt Nam còn phát triển theo ý thức hệ tiểu tư sản, mặc dù nổ ra rất mạnh mẽ nhưng cuối cùng cũng lần lượt thất bại cả ý thức hệ phong kiến, tư sản, tiểu tư sản đều lần lượt thất bại ở Việt Nam. Làm cho cách mạng Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng. Trong bối cảnh đó, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đi bôn ba rất nhiều nước trên thế giới nghiên cứu nhiều học thuyết khác nhau, nhiều cuộc cách mạng xã hội khác nhau. Cuối cùng người đi đến kết luận rằng, cho đến nay chỉ có cuộc cách mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng đến nơi bởi vì sau cách mạng, quần chúng nhân dân lao động được giải phóng, còn các cuộc cách mạng tư sản là cuộc các mạng chưa đến nơi bởi vì sau cách mạng, quần chúng nhân dân lao động vẫn còn bị áp bức, bốc lột. Khi tìm thấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước và dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ những đường lối đúng đắn do Đảng cộng sản Việt Nam vạch ra đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chúng ta có thể kể ra những mốc son lịch sử chói lọi gắn liền với vai trò lãnh đạo của ĐCS VN như, CMT8 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 1975, đề ra đường lối đổi mới năm 1986... điều đó cho thấy rằng, vai trò lãnh đạo của ĐCS VN xuất phát từ chính thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó chính là sự lựa chọn của lịch sử, của chính dân tộc. Nói các khác, dân tộc này đã từng giao phó sứ mệnh của mình cho các lực lượng khác, các đảng phái khác, nhưng bản thân các lực lượng đó đã không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Và trong bối cảnh đó, chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn là giải phóng dân tộc, đi tới xã hội không còn áp bức, bốc lột, bất công, mới quy tụ được các giai cấp, tầng lớp, dân tộc trên toàn lãnh thổ đất nước để đạt tới mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

          Từ sau năm 1975 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước chung tay khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, tập trung khôi phục kinh tế xã hội; chiến đấu bảo vệ biên giới, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đã đưa nước ta đến nay vươn lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có bước đột phá; chính trị, xã hội ổn định, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế…

          Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam cho đến nay chính là cơ sở thực tiễn thuyết phục nhất, là minh chứng hùng hồn nhất để khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

          Thực tiễn đó khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

          Có phải chỉ thực hiện đa đảng mới có dân chủ? Lý luận Mác-Lênin đã khẳng định: Dân chủ là phạm trù có tính lịch sử và giai cấp. Do đó, dân chủ xuất hiện khi có nhà nước, mỗi nền dân chủ phải gắn với một nhà nước nhất định và dân chủ còn phụ thuộc vào trình độ phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn nhất định, Lênin khẳng định: “... bất cứ nền dân chủ nào, xét đến cùng, cũng đều phục vụ sản xuất và xét đến cùng, đều do các quan hệ sản xuất trong một xã hội nhất định quyết định”. Như vậy, thể chế một đảng lãnh đạo hoàn toàn không đồng nghĩa với mất dân chủ, và cũng không phải dân chủ phát triển chỉ khi gắn với thể chế đa đảng.

          Hiện nay, nhiều nước tư bản thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Các đảng có thể thay phiên nhau cầm quyền ở một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng xét đến cùng, các đảng đó đều là đảng của giai cấp tư sản, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, nền dân chủ đó là nền dân chủ tư sản, nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số, một số ít người trong xã hội.

          Như vậy, có thể khẳng định: Không phải chỉ có thực hiện đa đảng mới có dân chủ; không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, ít đảng thì ít dân chủ hơn. Ở Việt Nam hiện nay, nếu thực hiện đa đảng sẽ rất có thể dẫn đến tình trạng các đảng tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho đất nước hỗn loạn, chính trị mất ổn định, khối đại đoàn kết dân tộc mà Bác Hồ và Nhân dân ta dày công vun đắp, xây dựng sẽ bị phá vỡ… Đó chính là thời cơ để các thế lực thù địch tấn công, lợi dụng. Như vậy, vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự phát triển của nền dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh... đất nước Việt Nam, Nhân dân Việt Nam không cần đa đảng và không chấp nhận đa đảng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét