Ngày
25/11/2022, trên trang blog VOA Tiếng Việt, đối tượng Trân Văn tán phát bài
“Việt Nam có cây tre nên không cần giống ai”; ngày 27/11/2022, trên trang blog Đài
Châu Á Tự Do (RFA) tán phát bài “Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trước mối
nguy Trung Quốc”, nội dung xuyên tạc quan điểm, đường lối đối ngoại và chính
sách quốc phòng của Việt Nam, đưa ra những “dự báo” về tình hình khu vực gây
hoang mang trong dư luận; kêu gọi Việt Nam cần “liên minh quân sự” trong quan
hệ quốc tế; đồng thời, kích động, gây chia rẽ quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện của Việt Nam với Ấn Độ, Trung Quốc.
Đây là một loại luận điệu hết sức nguy hiểm,
chống phá trắng trợn của các thế lực thù địch. Chúng ta có đủ luận cứ để bác bỏ
luận điệu sai trái đó.
Trong 36 năm qua kể từ khi tiến hành công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời mở rộng
hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Chỉ có nhất quán và thực hiện tốt đường
lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
đối ngoại, không phụ thuộc thì Việt Nam mới có thể tận dụng tốt nhất các cơ
hội, điều kiện thuận lợi phục vụ cho sự phát triển đất nước.
Từ rất sớm, tư tưởng độc lập, tự chủ đã trở
thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt, là nguyên tắc cơ bản định hướng các hoạt động
đối ngoại từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay. Độc lập,
tự chủ vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến để chúng ta bảo vệ tốt nhất
lợi ích quốc gia - dân tộc trước mọi tác động và những biến động của thời cuộc,
khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại Việt Nam. Độc lập có nghĩa là
chúng ta tự “điều khiển mọi công việc” của mình, “không có sự can thiệp ở ngoài
vào”; không để bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ta. Độc
lập, tự chủ phải dựa trên cơ sở nội lực, thực lực của đất nước, đồng thời cũng
dựa vào hợp tác và hội nhập quốc tế. Đây là nguyên tắc cốt lõi của đường lối,
chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986)
đến nay, Việt Nam đã tiến hành hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế
giới trên tất cả các lĩnh vực. Quá trình này đạt được những thành tựu to lớn,
tạo bước ngoặt trong công cuộc đổi mới. Điều đó cho thấy chủ trương đúng đắn,
chủ động tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Trong quá trình
triển khai, chính sách đối ngoại luôn hướng tới mục tiêu bảo đảm lợi ích tối
cao của quốc gia, dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế, bình đẳng và cùng có lợi.
Cùng với quá trình hội nhập khu vực và toàn
cầu, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác song phương, triển khai mạnh mẽ quan hệ
hợp tác với các đối tác quan trọng, nhất là xây dựng khuôn khổ đối tác chiến
lược và đối tác toàn diện. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ với 189 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới; là đối tác chiến lược toàn diện với các nước Ân
Độ, Trung Quốc và Nga. Đặc biệt, Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN đã thiết
lập khuôn khổ Đối tác chiến lược và Đối tác chiến lược toàn diện với toàn bộ 5
nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ nhóm nước G7 và 13/20
nước G20 và 8/9 nước trong ASEAN. Các đối tác này chiếm 8/10 thị trường xuất
khẩu chính, với 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính
với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu, 76,7% tổng lượng khách du lịch; đóng góp 74%
tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.
Vị thế, uy tín ngày càng tăng của Việt Nam với
cộng đồng quốc tế đã cho thấy những luận điệu cho rằng chính sách quốc phòng
“bốn không” là “tự trói tay mình”, “cần phải thay đổi”, nếu không thì không thể
bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước... thực chất chỉ nhằm tạo ra sự hoài
nghi, hoang mang, dao động, từ đó đẩy nước ta rơi vào sự lệ thuộc, phụ thuộc
mới. Cần khẳng định rõ rằng, trong lịch sử từ trước tới nay, Nhân dân Việt Nam
bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc luôn dựa trên tinh thần yêu nước, ý
chí độc lập, tự chủ, tinh thần tự lực tự cường, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết
hợp sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Chính sách quốc phòng “bốn không”, mà trọng
yếu là không liên minh quân sự là biểu hiện đặc thù của đường lối, chính sách
độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng
trong bối cảnh lịch sử mới, là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Thực hiện chính
sách này, chúng ta mới có thể kết hợp và phát huy tốt nhất các nguồn sức mạnh
để bảo vệ độc lập, chủ quyền. Vì vậy, những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường
lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam là đi ngược lại lợi ích chung của đất
nước và Nhân dân; là sự phủ nhận trắng trợn những thành tựu của Việt Nam trong
việc thực hiện chính sách đối ngoại. Những thành tựu không thể phủ nhận của
chính sách và công tác đối ngoại của nước ta trong thời kỳ đổi mới chính là
minh chứng để khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta;
vừa là luận cứ xác đáng để đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch. Tỉnh táo nhận diện những luận điệu đó để có cách thức đấu
tranh hợp lý chính là cách để mỗi chúng ta tiếp tục bảo vệ hiệu quả nền tảng tư
tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét