Mới đây, Hội nghị
Trung ương 5 khóa XIII ban hành Nghị quyết 18 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo
động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" với mục
tiêu để nguồn lực đất đai tiếp tục được sử dụng đúng giá trị, công khai, minh bạch,
phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
Và như mọi khi, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí lại tiếp
tục những luận điệu xuyên tạc, bóp méo. Trong khi các thế lực thù địch, phản động quy kết Nghị quyết 18 không có
gì thay đổi thì ngược lại, các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá là đổi mới, thực
chất, hài hòa và hiệu quả. Đây là những cách thức không mới của các thế lực thù
địch, thiếu thiện chí với Việt Nam. Nhiều năm qua, những gì Việt Nam làm tốt
thì thường xuyên bị xuyên tạc, hạ thấp, những gì bị coi là khuyết điểm, sai sót
thì bị xoáy vào. Cũng từ đây, không khó để nhận thấy bản chất những cái gọi là
"canh tân" hay kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai của những người thiếu
thiện chí, không phải vì mục đích hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất
đai mà chỉ là chiêu trò để thu hẹp, tiến tới loại trừ vai trò của Nhà nước
trong công tác quản lý đất đai. Lâu dài là nhằm làm thay đổi bản chất xã hội,
đánh chệch hướng XHCN mà Việt Nam đang xây dựng.
Chế độ sở hữu toàn
dân là chế độ sở hữu chung của toàn xã hội, trong đó một số quyền được giao cho
cơ quan nhà nước, một số quyền được giao cho người dân, người sử dụng đất có thể
phát triển kinh tế, còn Nhà nước có thể điều tiết quan hệ đất đai có lợi cho lợi
ích quốc gia. Chế độ sở hữu này cũng rất rõ ràng về mặt pháp lý bởi các chủ thể
liên quan đều đã được quy định trong Luật. Việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chủ
trương và chính sách về đất đai cũng liên tục được thực hiện cho phù hợp với thực
tiễn. Những vấn đề nảy sinh liên quan đến đất đai, phần lớn là do những
hạn chế trong tổ chức thực hiện và giám sát.
Thêm vào đó, cần phải khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai là phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt
Nam, đồng thời đảm bảo tự do, bình đẳng về tiếp cận tư liệu sản xuất rất quan
trọng là đất đai. Tuy nhiên,
vì cố tình không hiểu thực tế đó mà các thế lực thù địch vẫn ra rả nhắc đi nhắc
lại những luận điệu cũ rích như "quy định như hiện tại là một sự khôn lỏi
của Nhà nước, mù mờ về mặt pháp lý và làm cho hàng triệu người khốn khổ". Họ
không hiểu rằng, chế độ sở hữu toàn dân của ta là chế độ sở hữu toàn dân. Toàn
dân là tất cả công dân Việt Nam. Phân chia một cách minh bạch giữa các cơ quan
nhà nước với tư cách là đại diện pháp lý, được giao quyền thống nhất quản lý
trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia và giao cho người sử dụng đất một số quyền rất
quan trọng. Khi có tranh chấp xảy ra, chúng ta dựa trên việc ai vi phạm quyền
đó để xử lý. Vậy không có vấn đề gì mù mờ về pháp lý trong chế độ sở hữu toàn
dân của đất đai.
Chưa xét đến yêu cầu
định hướng xã hội chủ nghĩa, có thể thấy rất rõ, sở hữu tư nhân đất đai sẽ dẫn
đến nhiều hệ quả. Một số người có điều kiện kinh tế sẽ thu gom đất đai
và trở thành những nhà tư bản. Những người không còn đất đai, mất tư liệu sản
xuất rất có thể sẽ bị bần cùng hóa và sự phân hóa giàu nghèo là cái kết tất yếu. Chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng là
chế độ sở hữu toàn dân về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Tư liệu sản xuất
chủ yếu là đất đai mà lại thuộc sở hữu tư nhân thì đồng nghĩa với việc sâu xa
chúng ta sẽ không thể nào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước
ta. Đây là âm mưu, dã tâm thâm độc của các thế lực thù địch. Đưa sở hữu tư nhân, hay đa sở hữu về
đất đai vào Việt Nam, về bản chất, đó là thủ đoạn nhằm giảm bớt vai trò của Nhà
nước trong quản lý đất đai.
Hiện nay, về bản chất,
với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, người sử dụng đất có rất nhiều các quyền
khác đối với đất đai bao gồm chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế, góp vốn,
tặng, cho… và điều này cũng tương tự như các quốc gia áp dụng chế độ sở hữu tư
nhân về đất đai, bởi ngay cả ở đó thì cá nhân cũng không thể có quyền tuyệt đối
với tài sản của mình. Hiện nay, Việt Nam chế độ sở hữu toàn dân đã và đang giải
quyết được các quan hệ đất đai và mục đích sử dụng đất một cách hợp lý, hay như
tại Mỹ thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng không có nghĩa là chủ sở
hữu có thể toàn quyền định đoạt với tài sản này. Nhà nước vẫn giữ nhiều
quyền định đoạt quan trọng như quyền quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyết định
mục đích sử dụng đất, thậm chí thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các
lợi ích công cộng.
Sở hữu toàn dân về
đất đai, đây là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề
đất đai nhằm phân bổ nguồn lực một cách công bằng, phục vụ cho lợi ích của đất
nước, nhân dân trong quá trình phát triển. Những người bới lông tìm vết, thổi
phồng những sai sót trong vấn đề đất đai để áp đặt tư duy sở hữu tư nhân về đất
đai bất chấp bối cảnh lịch sử và phát triển của đất nước thì không khó để nhận
diện họ là ai. Đó là những người không có lợi ích liên quan, thậm chí hằn học với
chế độ, nhưng lại vờ quan tâm, lo cho quyền lợi của người dân, đưa ra những
phát ngôn vô căn cứ, rồi xuyên tạc, chỉ trích nhưng không bao giờ có giải pháp,
mà nếu có thì cũng chẳng khả thi, để từ đó, lợi dụng kích động đám đông, mưu
toan phá vỡ ổn định chính trị - xã hội, làm chậm lại sự phát triển của đất nước.
Sâu xa hơn, những âm mưu này nhằm kích động, lèo lái dư luận, hòng làm chệch hướng
con đường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét