Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc “chống tham nhũng nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta”

 

Ngày 01/12/2022 trên trang Facebook Việt Tân: đối tượng Lê Ánh tán phát bài viết: “chuyện thường tình trong xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa”, nội dung xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề hạn chế còn tồn tại để xuyên tạc, thổi phồng sự thật, hướng lái dư luận với mục đích hạ thấp uy tín của Đảng, nhà nước ta. Tại sao, bọn chúng lại lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng để kích động người dân, phải chăng đây là chiêu bài lừa gạt mới của các thế lực thù địch?

Thứ nhất, Đảng ta khẳng định tham nhũng là: “quốc nạn”, là “giặc nội xâm”, phải lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt vấn đề phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng với quyết tâm chính trị ngày càng cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn, với phương châm, “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Yêu cầu đặt ra, phải triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện quyết liệt, nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, răn đe để kiểm soát tham nhũng; phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Để phát huy vai trò giám sát của quần chúng nhân dân, tại Điều 5, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng. Qua đó cho thấy, công dân không chỉ có quyền mà còn được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện thông qua việc luật hóa các nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền giám sát, tố cáo, tố giác để công dân tham gia phòng, chống tham nhũng một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, thực tiễn cho thấy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam được tiến hành đồng bộ, quyết liệt, không có vùng cấm. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp cao vi phạm đã được xử lý nghiêm theo Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước, tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn. Những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc những kẻ phản động lợi dụng kết quả phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước để kích động người dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước là vi phạm pháp luật, vì vậy mỗi người dân cần nêu cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần và đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của chúng. Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét