Những năm gần đây các thế lực thù địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính
trị tiếp tục tập trung chống phá việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Chúng phủ nhận thành tựu của kinh tế Việt Nam, đồng thời đặc biệt lợi dụng
những bất cập, khó khăn, hạn chế, khuyết điểm của nền kinh tế nước ta để xuyên
tạc, chống phá. Ví dụ chúng
thổi phồng những hạn chế trong điều hành kinh tế, một số hạn chế, khuyết điểm
của nền kinh tế để cho rằng tất cả là do đường lối kinh tế của Đảng ta không
đúng, sự điều hành của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành là yếu kém, dẫn đến
mâu thuẫn giữa Đảng với dân ngày càng căng thẳng, nhân dân mất niềm tin vào
Đảng, Nhà nước.
Nhưng thực
tế ở Việt Nam đã bác bỏ hành vi, thủ đoạn thâm độc, xấu xa đó. Đảng ta với
đường lối đúng đắn, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tích cực
triển khai thực hiện các biện pháp kinh tế với sự vào cuộc, hưởng ứng cao của
cả hệ thống chính trị và nhân dân. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng
định: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, đạt
được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mức
khá cao; tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên”. Có
thực tế rất đáng trân trọng là càng trong khó khăn, gian khó, chúng ta càng có
sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết thống nhất, của văn hóa Việt Nam. Trong bài
trả lời phỏng vấn đăng trên số báo Xuân Nhâm Dần 2022 của báo Nhân dân, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ: “Qua đại dịch càng thấy niềm tin của nhân dân
dành cho Đảng và chế độ tiếp tục được củng cố vững chắc; tinh thần yêu nước,
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và tình yêu thương con người – nguồn lực
tinh thần vô giá của dân tộc ta lại được tỏa sáng”.Cả dân tộc Việt Nam ta tự
hào bởi: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay. Quốc tế đánh giá cao sự ổn định, phát triển của kinh tế
Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp đã có những đánh giá
cụ thể, rõ ràng, tích cực, chính xác về tình hình kinh tế Việt Nam. Đơn cử như
về phát triển bền vững, theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam giữ vị trí
51/165 năm 2021, tăng 37 bậc so với năm 2016.
Từ thực tế, dư luận càng hiểu rõ bộ
mặt thật của những kẻ chống phá. Thật ra, lâu nay, người dân đều đã hiểu các
thế lực xấu luôn có nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, công khai, trắng trợn nhằm
phá hoại nền kinh tế để đi đến phá hoại cách mạng Việt Nam.
Vấn đề đặt
ra cho mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam là không chỉ đồng tình, ủng
hộ bằng ý chí, quyết tâm mà từ vị trí, chức trách, công việc của mình phải tự
giác thực hiện tốt mọi nghĩa vụ, nhiệm vụ, bằng những việc làm cụ thể, thiết
thực với nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cảm cao nhất. Đơn cử như trong việc tham
gia bình ổn giá xăng dầu, mỗi người dân phải bình tĩnh, chấp hành quy định, sự
điều hành của Nhà nước, không vi phạm các quy định và chủ động, tự giác thực
hành tiết kiệm khi sử dụng xăng dầu… Làm được như vậy, chính là chúng ta đã
thiết thực góp phần vào việc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh,
hùng cường./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét