Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Thông não cho "việt tân" về ý nghĩa đồng tiền Việt Nam


Chiến tranh đã lùi xa, dân tộc Việt Nam đã khép lại quá khứ bi hùng để hội nhập và phát triển. Thế nhưng, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá trên tất cả các lĩnh vực và bằng mọi thủ đoạn nhằm gây mất ổn định chính trị. Điển hình cho các thế lực thù địch đó là tổ chức “Việt Nam Canh Tân cách mạng đảng”, gọi tắt là “Việt Tân”. Và mới đây trên trang phản động “Việt Tân” lại xuyên tạc về đồng tiền Việt Nam.

Trước khi xuyên tạc, “Việt Tân” hãy nên biết rằng mỗi quốc gia đều có đồng tiên lưu hành riêng biệt đặc trưng của mình. Việt Nam có đồng tiền Việt Nam với những dấu hiệu nhận biết nhất định. Đó là tài sản của Nhà nước. Ngân hàng nhà nước phát hành tiền đồng thời đưa ra các quy định nhằm bảo vệ đồng tiền Việt Nam.

Trong các yếu tố cấu thành hình thức của đồng tiền, cùng với hoa văn, họa tiết, trang trí và hình ảnh chủ đề, thì chân dung các danh nhân lịch sử được in trên mặt trước của tờ tiền tạo thành nét đặc trưng mang tính biểu tượng quốc gia. Đối với Việt Nam, bắt đầu từ ngày  31-1-1946, tiền giấy của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát hành. Từ bộ tiền đầu tiên cho đến bộ tiền polymer phát hành năm 2003, chân dung Người vẫn được in trên đồng tiền với đủ các mệnh giá, đó là biểu tượng của đồng tiền Việt Nam.

Nếu như ở các nước trên thế giới, chân dung lãnh tụ trên tiền của họ thường được thể hiện ở góc nghiêng 3/4, thì ở Việt Nam, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh thường được thể hiện ở tư thế nhìn thẳng. Đó là sự khác biệt về mặt hình thức trong tâm thức của người Việt nhằm thể hiện tính trang trọng, lòng kính yêu của người họa sĩ thiết kế nói riêng và nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ của dân tộc.

Loại tiền polymer mệnh giá 500.000 đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành vào ngày 17/12/2003. Tờ tiền 500.000 đồng có kích thước 152 × 65 mm, màu xanh lơ - tím sẫm và là một trong những tờ tiền đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Trên tờ tiền có mệnh giá lớn nhất Việt Nam hiện nay là hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen thuộc khu di tích lịch sử Kim Liên (xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung tâm của không gian là ngôi nhà tại quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Sen, đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho gia đình, quê hương Việt Nam; hình tượng lũy tre mạnh mẽ dạt dào phía sau tượng trưng cho người Cha. Những cây tre được họa sỹ vẽ lại chi tiết từ hàng tre ở Lăng Bác. Hình tượng hàng cau tượng trưng cho người Mẹ, gày gò, tần tảo sớm hôm; hình tượng các vòng tròn đồng tâm ở đầu hồi nhà tượng trưng cho ánh sáng từ ngọn đèn (hình thành trí tuệ con người Việt); hình tượng Cái võng được thể hiện bởi các ô màu hình quả trám (tượng trưng cho việc hình thành tâm hồn con người); khung cửi dệt vải mà mẹ của Bác hàng đêm cặm cụi vừa dệt vải vừa ru con được thể hiện bằng các hoa văn chìm (thể hiện tinh thần yêu lao động); biểu tượng hoa sen được thể hiện ở chi tiết bảo an như: Cửa sổ hình hoa sen, hoa văn trang trí sen…Tất cả đều thể hiện vẻ đẹp tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Người ta nói rằng đồng tiền là “đại sứ” của một đất nước. Và đồng tiền Việt Nam chính là vẻ đẹp Việt Nam, nói lên giá trị lớn mạnh một dân tộc, đồng thời khẳng định vị thế và sức mạnh của đất nước ta trên trường quốc tế. Trong các yếu tố cấu thành đặc trưng đồng tiền Việt Nam, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng duy nhất được sử dụng. Bất kỳ ai, dù đó là người Việt Nam hay nước ngoài, khi cầm trên tay tờ bạc thấy in hình chủ tịch Hồ Chí Minh, dù học không đọc được những dòng chữ trên tờ bạc đó thì họ đều nhận ra đó là tiền Việt Nam, là thông điệp, là căn cứ tiền Cụ Hồ, tiền Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đối với bạn bè quốc tế.

Như vậy, với âm mưu đen tối cùng với sự thôi thúc của những “cơn khát nước”, nhưng với sự ngu dốt của “Việt Tân” xem ra giấc mơ “phục quốc” mãi mãi chỉ là giấc mơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét