Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

VIỆT NAM TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO


          Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, gồm cả tôn giáo nội sinh và ngoại nhập. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận ngay trong Hiến pháp đầu tiên (1946) và tiếp tục được tái khẳng định trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 của nước ta, với những quy định càng về sau càng có xu hướng chi tiết hơn. Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

          Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy khác như Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Luật Đất đai, Luật Giáo dục, Bộ luật Hình sự sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016)... Đặc biệt, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2028 đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

          Trên cơ sở đó, đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta hiện nay khá sôi động và đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức khác nhau. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Việt Nam đã công nhận 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa hảo và cấp đăng ký hoạt động với 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng tôn giáo, trong đo, có 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có 8.500 lễ hội tín ngưỡng tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Trong nước có hàng chục tờ báo, tạp chí liên quan tôn giáo. Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng. Hầu hết cơ sở thờ tự của các tôn giáo đã được sửa chữa, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng được thực hiện theo đúng pháp luật.   Tất cả những con số đó phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời, khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo hay không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận. Điều đó cũng khẳng định: Ngày 26/11/2022, trên trang Facebook Việt Tân tán phát bài “Lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp tôn giáo”; ngày 27/11/2022 trên trang facebook Chân trời mới Media tán  phát bài “Cha Lê Quốc Thăng rời khỏi Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng giáo mục Việt Nam”, nội dung vu cáo chính quyền Việt Nam “đàn áp” các hoạt động của tôn giáo; cổ xúy cho hoạt động chống đối chính quyền của linh mục Lê Quốc Thăng và hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng trong tổ chức   Tin lành đấng Chrsis Tây Nguyên” là những hoạt động hoàn toàn sai lệch, không chính xác, không phản ánh thật sự đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

          Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.

          Là một quyền cơ bản của con người, song quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là quyền tuyệt đối mà khi hưởng thụ quyền này, chủ thể quyền đồng thời phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

          Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Như vậy, khi hưởng thụ quyền này, các tổ chức, cá nhân cần nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để hành xử phù hợp, trong giới hạn pháp luật cho phép. Đồng thời, tỉnh táo trước những âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chống lại Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đi ngược lại với quyền, lợi ích và nghĩa vụ của cộng đồng./.                                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét