Âm mưu chống phá Việt
Nam của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thì tín ngưỡng, tôn giáo là vấn
đề mà chúng đặc biệt quan tâm hiện nay.
Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, bởi nó gắn với con người, một khi niềm tin
tôn giáo bị lợi dụng cho những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.
Vì vậy, nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay cần được quan tâm đặc biệt.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn
quan tâm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng theo Hiến pháp, pháp
luật và luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo
hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt
đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo
bằng pháp luật. Việt Nam có 16 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn
giáo) đã được công nhận tư cách pháp nhân. Theo pháp luật Việt Nam, việc tuyên
truyền tôn giáo, tổ chức các hoạt động tôn giáo đông người ngoài cơ sở thờ tự
và những địa điểm hợp pháp khác, mà chưa được sự đồng ý của chính quyền là một
hành vi vi phạm pháp luật. Khi thấy các cơ quan quản lý nhà nước ngăn chặn
những hoạt động này, các thế lực thù địch lu loa rằng, đó là hành vi vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hạn chế tôn giáo mà quên rằng, các cơ quan
đang thực thi pháp luật Việt Nam chứ không phải thực thi pháp luật của một đất
nước nào khác. Có thể kể ra một số tổ chức, hội, nhóm sau: Hội đồng liên tôn
Việt Nam; Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; Hội đồng liên kết quốc nội hải
ngoại Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy; Giáo hội Phật giáo Hòa
Hảo truyền thống; Ban Đại diện Khối nhơn sanh Cao Đài; Liên hiệp Ban Trị sự Hội
thánh em (Cao Đài); Nhóm bảo thủ chơn truyền (Cao Đài); Nhóm tín đồ theo Hội
thánh nguyên thủy (Cao Đài); Hội thánh em Đại đạo Tam Kỳ phổ độ; Tin Lành Đề
ga,... Trong số các tổ chức, hội, nhóm nêu trên thì các hội, nhóm: Hội
đồng liên tôn Việt Nam; Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; Hội đồng liên kết
quốc nội hải ngoại Việt Nam do các phần tử cực đoan của một số tôn
giáo lập ra.
Những tổ chức nói trên luôn tìm cách
chống phá Đảng, Nhà nước, đi ngược lại với xu hướng đồng hành cùng dân tộc của
các tôn giáo khác ở Việt Nam. Theo Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
Bất kỳ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân nào mà hoạt động đó xâm
phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi
trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài
sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín
ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người
theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và
sẽ bị xử lý nghiêm. Các thế lực thù địch lập luận hàm hồ rằng Việt Nam bắt giữ,
bỏ tù các cá nhân tôn giáo, và đó là hành vi vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn
giáo,... Tuy nhiên, những cá nhân bị chính quyền bắt giữ đều là những người có
hành vi vi phạm pháp luật, hoặc là có hành vi tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà
nước, kêu gọi, kích động hận thù, gây ra mâu thuẫn, xung đột, chia rẽ đoàn kết.
Đó là những nhân vật, đối tượng cực đoan, có tư tưởng chống đối hoặc bị chi
phối, chỉ đạo bởi các lực lượng, tổ chức phản động, thậm chí có đối tượng là
thành viên của các tổ chức khủng bố. Những cá nhân này thường nhân danh tôn
giáo, nhân danh đòi công bằng, bình đẳng cho các tổ chức tôn giáo để nhằm mục
đích chính trị.
Thủ đoạn xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Các thế lực thù địch, phản động đánh
tráo khái niệm, gán ghép, quy chụp một sự kiện, vụ việc không phải là mâu thuẫn
hay xung đột về tôn giáo, nhưng bị quy chụp là mâu thuẫn, xung đột tôn giáo.
Trên thực tế, một số vụ việc không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo, chỉ là
những sự việc vi phạm hành chính, dân sự,... nhưng lại bị các lực lượng phản
động quy chụp là mâu thuẫn tôn giáo. Chẳng hạn, các quan điểm xuyên tạc thường
đưa tin về các vụ biểu tình, tụ tập đông người của các tín đồ tôn giáo, liên
quan đến đất đai. Tuy nhiên, đây không phải là mâu thuẫn hay xung đột về quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ đơn thuần là vấn đề đất đai do chiến tranh,
do lịch sử để lại,... Xung đột trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay chủ
yếu do tranh chấp đất đai, do vi phạm trong xây dựng cơ sở thờ tự, truyền đạo
trái pháp luật, vi phạm pháp luật hiện hành về tôn giáo, chứ không phải xung
đột do mâu thuẫn về niềm tin tôn giáo. Nói cách khác, đây hoàn toàn không phải
là những vụ việc xảy ra do bị hạn chế quyền tự do tôn giáo, không phải do kỳ
thị, xúc phạm niềm tin tôn giáo.
Họ thường xuyên gặp gỡ, khai thác ý
kiến của các cá nhân tôn giáo, những thành phần chống đối trong các tổ
chức tôn giáo, những nhân vật tôn giáo đã bị chính quyền xử lý vì những vi phạm
pháp luật, biện bạch rằng đó là những bằng chứng, chứng cứ sinh động cho việc
hạn chế, vi phạm quyền tự do tôn giáo của Việt Nam. Khai thác những điểm hạn
chế, đồng thời ít nhấn mạnh, thậm chí “lờ đi” những điểm sáng, những thành tựu
của tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Đây thực chất là cách làm có chủ đích nhằm
định hướng dư luận trong nước, quốc tế theo quan điểm của mình, từ đó kích động
tâm lý hận thù, tư tưởng ly khai. Chẳng hạn, khai thác triệt để các mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế, những khác biệt về văn hóa để kích động, chia rẽ người Kinh
và các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và
Tây Nam Bộ; triệt để khai thác cái gọi là “Vương quốc Mông”, “Nhà nước Đề
ga”,... để kích động tư tưởng ly khai,...
Đó là một số thủ đoạn thường gặp của
các thế lực phản động nhằm đưa ra các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc
về tình hình tôn giáo ở Việt Nam... Họ làm phức tạp thêm tình hình, duy trì và
nuôi dưỡng những mầm mống phản động chống đối Đảng, Nhà nước, cản trở việc hóa
giải những mâu thuẫn, những vụ việc phức tạp giữa chính quyền với tổ chức và cá
nhân tôn giáo, để cuối cùng là thông qua tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để
chuyển hóa chế độ của chúng ta.
Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo
Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn
giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được tăng lên, những người nước ngoài đang sinh
sống, làm việc, học tập ở Việt Nam cũng được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo một cách đầy đủ hơn. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra quan điểm
có tính chất đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo “Phát huy những
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự
nghiệp phát triển đất nước”. Việt Nam đã cụ thể hóa thành những
phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống
tốt đời đẹp đạo” trong đồng bào các dân tộc, với các nội dung cụ thể, như “Bảy
tốt đời”, “Ba đẹp đạo”. Trong những năm qua, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo” đã được đồng
bào các dân tộc cả nước tích cực tham gia và đạt hiệu quả cao.
Không chỉ ban hành chủ trương, chính
sách quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân,
Đảng, Nhà nước ta còn chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tâm tư,
nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Chính phủ thường xuyên tổ chức gặp gỡ đại
diện của tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận để lắng nghe ý
kiến, tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tôn giáo./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét