Kể từ khi chính thức hòa mạng internet vào năm 1997, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là luôn tôn trọng và bảo vệ quyền phát triển của mỗi người dân, quyền được tự do thông tin, tự do internet. Việt Nam chỉ nghiêm cấm những hành vi lợi dụng hệ thống kết nối toàn cầu này để gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, đồng thời xác định trong kỷ nguyên số, tự do internet là một trong những tiền đề quan trọng để phát huy dân chủ và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Dù hòa mạng internet
muộn hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên Việt Nam
đã thu về nhiều thành tựu vượt bậc về tốc độ phát triển, là động lực quan trọng
để thúc đẩy sự đi lên của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, vì mục đích
riêng, vẫn có cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí cố tình phớt lờ mọi nỗ lực và
thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do internet, đưa
ra những đánh giá phiến diện, định kiến, sai sự thật, bỏ qua những điểm sáng,
mặt tích cực để xếp Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do
internet.
Điển hình là Báo cáo
thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên mạng 2022) được tổ chức Freedom
House (FH) công bố ngày 18/10/2022, trong đó xếp hạng Việt Nam là một trong năm
quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên FH đưa ra những đánh giá phiến diện, tiêu cực, sai sự thật về vấn đề tự do, dân chủ tại Việt Nam. Ngày 2/6/2022, tổ chức này đã ra cái gọi là “Báo cáo bảo vệ nền dân chủ khi sống lưu vong” với nhiều nội dung xuyên tạc tình hình thực tế của Việt Nam, nổi lên là cáo buộc vô căn cứ “chính quyền đang tiến hành thực hiện đàn áp xuyên quốc gia nhằm bịt miệng người đấu tranh ngay cả khi họ rời quê hương”; “tiến hành tấn công mạng vào các tổ chức hỗ trợ người Việt tị nạn và thúc đẩy nhân quyền”. Vào tháng 3 năm nay, FH cũng xếp Việt Nam ở vị trí áp chót khu vực Đông Nam Á về mức độ tự do. Nhìn lại quá khứ, tổ chức này đã 7 lần liên tiếp cho rằng Việt Nam không có tự do internet.
Tự mô tả mình là “tiếng nói cho dân chủ và tự do trên toàn thế giới”, phương thức đánh giá, tiêu chuẩn xếp hạng của FH cũng như nhiều tổ chức nhân quyền khác lại hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của họ. Các báo cáo của FH cho thấy tổ chức này không hề dựa trên các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học tại các quốc gia được xếp hạng mà chỉ thu thập thông tin từ những nguồn thất thiệt, không chính thống.
Thêm vào đó, tiêu chí
xếp hạng nhân quyền của FH chỉ dựa trên ý chí của một hoặc vài cá nhân, nhưng
không hề có cơ sở khoa học. Thậm chí trong giai đoạn 1970-1988, nhiều nhà
nghiên cứu và báo chí phát hiện ra rằng giám đốc Freedom House, Raymond Duncan
Gastil đã một mình soạn thảo các báo cáo thường niên Freedom in the World (Tự
do trên thế giới) mà không hề có sự trao đổi, bàn bạc với các học giả, nhà
nghiên cứu uy tín.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét