Tướng Mỹ Macnamara đã rút ra nguyên nhân Mỹ
thất bại quan trọng nhất là "không hiểu con người và lịch sử Việt
Nam". Họ cay cú và hứa sẽ trở lại sau 20 năm. Nhưng không phải với súng
đạn mà bằng đô la?
Lịch sử Việt Nam đã được lưu vào sử sách.
Muốn thay đổi cũng khó. Chỉ còn cách làm con người Việt Nam trong tương lai
quên đi lịch sử của mình.
Để làm thay đổi lịch sử Việt Nam, họ mua
chuộc, dụ dỗ một số người mang danh "Nhà sử học" núp bóng dưới chiêu
bài nghiên cứu lịch sử để xuyên tạc những tấm gương lịch sử, đòi thay đổi cách
gọi chính quyền ngụy, tô vẽ các nhân vật phản động, bán nước thành những danh
nhân... và cài dần vào sách giáo khoa lịch sử những mầm đ.ộ.c này.
Đặc biệt, để người Việt Nam quên đi lịch sử
của mình, họ gây ra cả một trận chiến tâm lý coi thường môn Lịch sử, giảm dần
vai trò môn Lịch sử trong hệ thống các môn học. Dần dần biến nó thành môn
"ai thích học thì học, không thích học thì bỏ đi". Thực hiện âm mưu
thâm đ.ộ.c này, nhiều nhà "Cải cách giáo dục Việt Nam" đã ngày đêm
viết bài, vận động thay sách giáo khoa hoặc sửa đổi sự thật lịch sử và đỉnh cao
là biến môn Lịch sử thành môn tự chọn ở PTTH.
Thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam, tiêu
diệt tư tưởng của CNXH và CNCS bằng mọi cách là mục tiêu bất di bất dịch của Mỹ
và NATO. Tấn công vào hệ tư tưởng CNCS, Mỹ và NATO bắt đầu từ giáo dục.
Ý đồ xoá mờ lịch sử của các thế lực thù
địch là hòng làm phai nhạt ý chí cách mạng, lòng yêu nước Việt Nam.
Ở Việt Nam, song song với việc tấn công vào
Lịch sử, họ cũng đồng thời tấn công vào môn Tiếng Việt (Ngữ Văn). Mượn tay các
nhà "Cái cách giáo dục", họ tìm mọi cách tác động để sách giáo khoa
Tiếng Việt (Ngữ Văn) loại bỏ ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông hầu hết
những bài viết mang tính lịch sử hoặc những bài thơ văn cách mạng có tính giáo
dục cho thanh niên lý tưởng sống cao cả, tình yêu nhân loại cần lao... để đưa
vào những bài viết giáo dục lối sống thực dụng của phương Tây. Làm khô héo tâm
hồn giới trẻ, biến họ thành những người có lối sống thực dụng, trọng vật chất,
ích kỷ cá nhân mà quên đi tình nghĩa, đạo lý…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét