Cách mạng màu
với nhiều tên gọi khác nhau như: cách mạng nhung, đường phố, cam, hoa hồng, hoa
tulip, hạt dẻ… diễn ra ở một số nước Đông Âu và Trung Đông, Bắc Phi trong thời
gian qua và những diễn biến chính trị tại Thái Lan, Campuchia, Mianma,
Inđônêxia, Vênêxuêla đã cho thấy bản chất nguy hiểm từ sự can dự của các thế
lực vào tình hình nội bộ các nước có chủ quyền, gây ra bất ổn chính trị kéo
dài, ly khai dân tộc nhằm tìm mọi cách thay thế chính quyền hiện tại, xây dựng
chính quyền thân Mỹ và phương Tây. Câu hỏi đặt ra là: Việt Nam chúng ta có phải
đối diện với nguy cơ xảy ra “cách mạng màu” hay không? Đâu là giải pháp để ngăn
ngừa âm mưu, thủ đoạn thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam?
Bản chất của âm mưu, thủ đoạn “cách mạng màu”
Cách
mạng màu (tiếng Anh là colour revolution) là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo lực
chính trị có tổ chức, chính biến phi vũ trang ở quốc gia có chủ quyền nhằm lật
đổ nhà nước đương nhiệm, gây ra khủng hoảng chính trị, đồng thời lập ra bộ máy
cầm quyền mới của lực lượng đối lập được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn. Đó là
chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng những phương thức, thủ đoạn điển hình là sự
phản đối quy mô lớn bằng biện pháp phi bạo lực nhằm mục đích thay đổi chế độ
đang tồn tại để thiết lập một chính phủ thân Mỹ và phương Tây kể từ thời kỳ hậu
chiến tranh lạnh đến nay.
Các đối tượng
của cách mạng màu là đảng phái, lực lượng chính trị đối lập trong nước hình
thành từ các trào lưu “dân chủ hóa xã hội” hoặc nảy sinh, phát triển từ sự mâu
thuẫn, phân hóa, phân lập của nội bộ đảng, chính phủ cầm quyền.
“Cách
mạng màu” với nhiều tên gọi khác là cách mạng nhung, đường phố, cam, hoa hồng,
hoa tulip, hạt dẻ,… xuất hiện lần đầu tiên với cách mạng Vàng ở Philíppin từ
năm 1983, cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc năm 1989, cách mạng Đường phố ở Nam Tư
năm 2000, cách mạng Nhung ở Grudia năm 2003, cách mạng Cam ở Ucraina năm 2004
và 2014, cách mạng hoa Tulip ở Cưrơgưxtan năm 2005, cách mạng cây Tuyết tùng ở
Libăng năm 2005, cách mạng Xanh ở Iran năm 2009, cách mạng hoa Nhài ở Tuynidi
từ năm 2010, cách mạng hoa Sen ở Ai Cập từ năm 2011, cách mạng màu ở khu vực
Trung Đông - Bắc Phi (còn gọi là Mùa xuân Arập, gồm: Libi, Xyri, Angiêri,
Yêmen, Marốc, Gioócđani, Arậpxêút, Ôman, Irắc), cách mạng Ô dù ở Hồng Kông năm
2014,… và những diễn biến chính trị tại Thái Lan, Campuchia, Mianma, Inđônêxia,
Vênêxuêla cho thấy bản chất nguy hiểm từ sự can dự của các thế lực phương Tây
vào tình hình nội bộ các nước có chủ quyền, gây ra bất ổn chính trị kéo dài, ly
khai dân tộc nhằm tìm mọi cách thay thế chính quyền hiện tại.
Các hoạt động nhằm thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam
Sau
khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ ngày 25/12/1991, đặc biệt từ khi Việt Nam hội
nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch gia tăng
với những phương thức, thủ đoạn ngày càng thâm độc, quy mô lớn, tác động tiêu
cực đến đời sống an ninh xã hội. Mục tiêu của chúng là xây dựng lực lượng, nhân
tố và điều kiện và tạo ra thời cơ để tiến hành cách mạng màu gây bạo loạn, xúi
giục nhân dân biểu tình, kích động chống đối chính quyền, tìm mọi cách lật đổ
chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng.
Hoạt
động tuyên truyền phá hoại tư tưởng nhằm tạo tiền đề về tư tưởng, chính trị, xã
hội cho cuộc cách mạng màu ở Việt Nam. Đó là những hoạt động tuyên truyền xuyên
tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò cầm quyền
của Đảng. Những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, những kẻ thâm thù cộng sản,
đối lập và phản bội cách mạng, những người a dua, kiêu ngạo, thậm chí có cán
bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sử dụng những thủ đoạn và cách
thức đa dạng, phong phú, mà chủ yếu là các bài viết theo lối “bổn cũ soạn lại”,
các video, clip cắt ghép, các bloger trên một số báo chí nước ngoài, các trang
mạng xã hội có tư tưởng chống phá Việt Nam như: Chantroimoi media, BBC NEWS,
VOA tiếng Việt, Dân Báo, RFA,... ra sức đưa ra những luận điệu sai trái, thù
địch, bóp méo và phủ nhận hoàn toàn nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Đồng
thời, tuyên truyền kêu gọi cải cách chính trị để tiến tới một nền dân chủ đa nguyên,
đa đảng, thiết lập quyền tự do phát ngôn, ra báo tư nhân, lập đảng, lập hội,
phi chính trị hóa lực lượng vũ trang...
Biện
pháp ngăn ngừa nguy cơ “cách mạng màu” ở Việt Nam
Xác
định được những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, Đảng và Nhà nước ban
hành các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp lý nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ cách mạng
màu ở Việt Nam. Đặc biệt là chủ trương, chính sách về công tác bảo vệ an ninh
chính trị nội bộ, phòng và chống “diễn biến hòa bình”; công tác lãnh đạo, quản
lý báo chí, xuất bản; hoàn thiện hệ thống pháp lý trong đấu tranh với hoạt động
thù địch, tăng cường quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài và tổ chức phi chính phủ Việt Nam.
Ngăn
chặn, bóc gỡ, triệt phá mọi hoạt động hình thành tổ chức đối lập ở trong nước
dưới danh nghĩa hợp tác, chương trình, dự án, tài trợ,… nhằm thúc đẩy cho ra
đời ồ ạt các tổ chức xã hội dân sự, đảng phái chính trị phản động, tranh giành
ảnh hưởng, thu hút quần chúng, gây mất niềm tin của nhân dân với chính quyền,
tạo ra mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo và đòi độc lập. Sử dụng các biện pháp nghiệp
vụ đấu tranh ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chính trị, xã hội
phức tạp để kích động thành những làn sóng chống đối cục bộ, biểu tình, bạo
loạn, gây áp lực với Đảng và Nhà nước.
Nâng
cao nhận thức, cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về thủ đoạn, âm mưu
cách mạng màu, nắm bắt tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, kịp thời định hướng, uốn nắn tư tưởng đúng đắn,
phê phán những biểu hiện mơ hồ, lệch lạc, a dua, bị lôi kéo, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”; tiếp tục quản lý có hiệu quả Luật An ninh mạng, kiểm soát mạng
xã hội và định hướng các kênh thông tin đại chúng.
Thực
tiễn các cuộc cách mạng màu đã diễn ra trên thế giới và cuộc đấu tranh phòng
ngừa nguy cơ ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh, bảo đảm sự ổn định chính trị vững mạnh từ
Trung ương đến địa phương; giữ gìn nền quốc phòng toàn dân, an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội; nâng cao tinh thần đoàn kết toàn dân; các lực lượng vũ
trang luôn chủ động trước những nguy cơ và thách thức; tăng cường vai trò quản
lý báo chí, truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội trong việc phát tán thông
tin, định hướng dư luận…
Có thể
khẳng định một điều, không có liều thuốc nào hữu hiệu bằng việc tự đề kháng và
ngăn ngừa dịch bệnh từ xa. Loại bỏ tham nhũng tiêu cực, xử lý các cá nhân cán
bộ biến chất, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa là điều chúng ta bắt buộc
phải làm. Làm tốt việc này, không những đất nước phát triển giàu mạnh mà niềm
tin của nhân dân dành cho Đảng, chính quyền sẽ tăng lên. Khi nhân dân có niềm
tin, họ sẽ không dễ bị lôi kéo, kích động. Bài học ở nhiều quốc gia trên thế
giới cho chúng ta thấy rõ ràng rằng phải cảnh giác với chúng và cũng cần phải
chấn chỉnh lại chính mình./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét