Phòng, chống tham nhũng là "chống giặc nội
xâm", tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm
chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; tiền
tài, của cải, vật chất,... do người khác "biếu xén", "cho, tặng",
hối lộ,... với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra đối với những người
có chức, có quyền. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ làm "chùn bước"
những ai có động cơ không trong sáng, đã trót "nhúng chàm". Vì vậy, đây là nhiệm
vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải
tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không
nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực.
Nhìn lại chặng đường 10 năm triển
khai phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở nước ta, giai
đoạn 2012-2022,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong
khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng
trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng
tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội...
Hiện nay, trên các trang mạng xã
hội, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã phát tán những nội
dung xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở nước ta. Chúng phát
tán những nội dung như: Ngày 18/9/2022, trên trang blog Việt Nam Thời Báo,
đối tượng Trần Trung Đạo tán phát bài “Diễn biến, chống tự diễn biến và tự diễn
biến hòa bình”; ngày 19/9/2022, trên trang facebook Chân trời mới Media, đối
tượng Đỗ Ngà tán phát bài “Chống không xuể”; trên trang blog Đối thoại tán phát
bài “Càng chống càng xiêu”, nội dung xuyên tạc công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực của Đảng; cho rằng “chế độ xã hội chủ nghĩa là căn nguyên của
tham nhũng”; kêu gọi người dân đấu tranh xóa bỏ chế độ một đảng lãnh đạo và
thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở Việt Nam.
Đây là một trong những mặt trận mà chúng đẩy
mạnh, tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giai đoạn 2012-2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, phát huy kết quả và rút kinh
nghiệm về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong các giai đoạn
trước, trong 10 năm gần đây, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, lãng phí (trực thuộc Bộ Chính trị) đến nay, công tác
đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết
liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả
cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực,
lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự "đã trở thành phong trào, xu
thế không thể đảo ngược", được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình,
ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.Tham nhũng từng bước đã được
kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển
kinh tế-xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước ta.
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban
Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến của người dân
bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu, thù địch đều
trở nên trơ trẽn, nực cười. Đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống
tham nhũng của chúng ta trong thời gian qua.
Nhìn lại chặng đường 10 năm kể từ khi thành lập
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị,
Trung ương Đảng đến nay, nhất là sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với ý
chí và tinh thần trách nhiệm cao, với sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực của chúng ta đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố,
nâng cao ý chí, niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, ngày càng phát triển, có vị
thế xứng đáng trên trường quốc tế.
Không phải như một số ý kiến cho rằng, “Chống không
xuể”, “Càng chống càng xiêu”, “chế độ xã hội chủ nghĩa là căn nguyên của tham
nhũng”và thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”... ở Việt Nam. Nếu quá tập trung
vào chống tham nhũng sẽ làm "nhụt chí", "chùn bước" những
người dám nghĩ, dám làm, làm "chậm" sự phát triển đất nước… mà hoàn
toàn ngược lại, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần quan trọng thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng,
an ninh và đối ngoại, đặc biệt là góp phần lấy lại và củng cố niềm tin của nhân
dân, bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho
rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là
"đấu đá nội bộ", "phe cánh".
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng và
xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước chỉ làm "chùn bước"
những ai có động cơ không trong sáng, đã trót "nhúng chàm" và những
người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu
kiến thức và kinh nghiệm.
Với quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường
xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính
trị; Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, công tác
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện một cách mạnh
mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản và hiệu quả như thời gian gần đây; để lại dấu
ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin
của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét