Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

TỈNH TÁO NHẬN RÕ CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC


Hiện nay trên các trang mạng xã hội, bọn phản động chống phá nhà nước ta chúng đang tổ chức kêu gọi người dân nhẹ dạ, cả tin, kém hiểu biết tham gia tập trung đông người, sau đó cài cắm người của chúng vào các hoạt động chống phá, kích động người dân biểu tình nhân dịp biểu tình bùng phát ở Iran bùng phát và lan rộng sau cái chết của Mahsa Amini, 22 tuổi, người bị bắt giam với các cáo buộc mang khăn trùm hijab không phù hợp với luật Hồi giáo. Đây là những chiêu trò củ rích, lặp đi, lặp lại của bọn phản động, chống phá Đảng, Nhà nước ta, tuyên truyền thông tin sai sự thật về cuộc biểu tình tại Iran nhằm kích động thực hiện các hoạt động biểu tình, phá hoại, phá rối an ninh, dẫn đến “cách mạng màu”, bạo loạn lật đổ, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt Nam.

Cách mạng màu là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo lực chính trị có tổ chức, chính biến phi vũ trang ở quốc gia có chủ quyền nhằm lật đổ nhà nước đương nhiệm, gây ra khủng hoảng chính trị, đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới của lực lượng đối lập được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn. Đây là một hiện tượng chính trị diễn ra thông qua nghị trường, đấu tranh chính trị (mít tinh, biểu tình, tuần hành), dựa trên cơ sở những tiền đề trong một quốc gia, dân tộc có chủ trương, quan điểm trái với lợi ích của Mỹ và phương Tây. Bản chất của cách mạng màu là phản cách mạng, là phương thức thủ đoạn theo chủ nghĩa sôvanh nước lớn sử dụng để loại bỏ chính quyền các nước không đi theo quỹ đạo của mình bằng nhóm cầm quyền khác, mà chưa làm thay đổi bản chất bên trong của các nước. Lợi dụng những mâu thuẫn, khó khan của chính quyền đương nhiệm để tạo ra nguy cơ chính trị, thông qua việc bầu cử tự do và “cách mạng đường phố” để lật đổ chính quyền hợp pháp, dựng lên chính quyền thân Mỹ và phương Tây.

Trong truyền thông phương Tây, cách mạng màu được miêu tả rất hấp dẫn, giàu hứa hẹn như là những cuộc cách mạng dân chủ  và nhân quyền phổ biến, trong đó người dân có quyền đòi hỏi trách nhiệm dân chủ và yêu cầu chính sách đối với chính quyền sở tại. Thực tế, cách mạng mang tính mị dân, không có quyền lợi gì, thậm chí sau cách mạng là khủng hoảng chính trị, bất ổn xã hội kéo dài, mâu thuẫn giai tầng và dân tộc sâu sắc, kinh tế kém phát triển, đói nghèo và thương vong gia tăng, đẩy các nước lâm vào hỗn loạn.

Khi những cuộc biểu tình bùng nổ, các nhà “dân chủ” trong nước khéo léo chèo lái, ca tụng rằng những cuộc biểu tình đó là thể hiện “sự tự do, dân chủ, nhân quyền” và kêu gọi Việt Nam cần có những cuộc biểu tình tương tự. Thế nhưng, hậu quả từ những cuộc biểu tình tại Iran thì các nhà “dân chủ” không hề đề cập tới, đó là những khủng hoảng, chiến tranh, chết chóc, bất ổn cho đất nước và nhân dân để với mục đích che dấu bản chất bên trong nhằm kích động biểu tình, gây mâu thuẫn, tạo ra điểm nóng, khủng hoảng chính trị, tiến tới kịch bản tạo bạo loạn và lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam và thực tế cho thấy bài học “cách mạng màu” ở các nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi hay gần đây nhất là tại Mỹ và Hồng Kông vẫn còn nguyên giá trị.

Dân chủ không phủ thuộc vào một đảng hay đa đảng, cũng không phải biểu tình hay bạo động, chúng ta cần hết sức tỉnh táo, tuyệt đối không để bị lừa gạt, che mắt mà vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch, cơ hội chính trị chống phá đất nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét