Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
được Đảng ta xác định là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối, quan điểm, chính sách phát triển kinh
tế thị trường định hướng XHCN là sự kế thừa và phát triển về tư duy, lý luận
của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tính khái quát cao, là kết tinh trí tuệ và sức
sáng tạo của toàn dân tộc, vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa thực
tiễn, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta về phát triển
đất nước nhanh và bền vững.
Tuy
nhiên, bất chấp thực tế đó cũng như những thành tựu Việt Nam đã đạt được sau
hơn 35 năm đổi mới, các thế lực thù địch vẫn không ngừng tuyên truyền những
luận điểm sai trái, xuyên tạc bác bỏ kinh tế thị trường định hướng XHCN của
Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi cần tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu tranh
chống lại những quan điểm sai trái về vấn đề này.
Phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN - bước đột phá trong tư duy lý luận
của Đảng ta thời kỳ đổi mới, là sự lựa chọn khách quan, phù hợp xu thế vận động
chung của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đề cập đến mô hình kinh tế này, một
số luận điểm cho rằng, kinh tế thị trường và định hướng XHCN như "nước và
lửa" không thể kết hợp được với nhau, kinh tế thị trường là của chủ nghĩa
tư bản (CNTB), Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN là trái quy
luật... Đây đều là sự xuyên tạc vô căn cứ bởi lẽ, thực tế lịch sử cho thấy, kể
từ khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp và sự xuất hiện của nhà nước thì
nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều chịu sự định hướng chính trị của một
giai cấp nhất định trong xã hội. Đó là giai cấp nắm trong tay quyền lực nhà
nước, thông qua nhà nước, giai cấp cầm quyền sẽ đề ra những chủ trương, chính
sách nhằm bảo vệ tối đa cho quyền và lợi ích của mình, trước hết là lợi ích
kinh tế. Do đó, điểm khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường TBCN và kinh tế
thị trường định hướng XHCN là ở chỗ chúng được định hướng bởi những nền chính
trị của các giai cấp cầm quyền khác nhau và phát triển theo những mục tiêu khác
nhau. Nếu kinh tế thị trường TBCN được định hướng bởi nền chính trị, nhà nước
của giai cấp tư sản, hướng tới mục tiêu tăng trưởng tối đa nhằm phục vụ tốt
nhất cho lợi ích của giai cấp tư sản thì kinh tế thị trường định hướng XHCN
được định hướng bởi nền chính trị của giai cấp công nhân - giai cấp có lợi ích
cơ bản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Vì
vậy, những đường lối, chính sách phát triển kinh tế mà nhà nước xã hội chủ
nghĩa đưa ra trong khi phục vụ, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp công nhân cũng
đồng thời phục vụ, bảo vệ lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội. Bởi thế,
một trong những nét đặc trưng mang bản chất của kinh tế thị trường định hướng
XHCN là không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng
trưởng kinh tế đơn thuần, trái lại,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét