Cho rằng chính phủ Việt
Nam kiểm soát gắt gao quyền tự do internet, kìm hãm người dân Việt Nam sử dụng
mạng xã hội, nhất là mạng xã hội facebook để biểu đạt ý kiến cá nhân, một nhóm
vong nô tại CHLB Đức đã đến trước trụ sở chi nhánh tập đoàn Facebook của Berlin-Đức
để biểu tình phản đối.
Nhóm biểu tình này bao
gồm Hiếu gió (Tức Bùi Thanh Hiếu); Nguyễn Văn Đài; Lê Trung Khoa và một số người
có mặt theo dõi vì hiếu kỳ. Mặc dù số lượng người tham gia biểu tình ít, những
người biểu tình được giới hạn trong phạm vi cho phép theo luật biểu tình của
CHLB Đức, đồng thời Pô lít của Đức ở xung quanh kiểm soát những người này, tuy
nhiên theo tôi được biết thì nhóm này đã “vống” lên cho rằng, đã có một cuộc biểu
tình rầm rộ diễn ra ở nước ngoài để chống chính phủ Việt Nam.
Cuộc biểu tình chỉ lèo
tèo vài người, nội dung cuộc biểu tình cũng chẳng có gì đặc sắc ngoài dăm ba
câu “chửi đổng” chính quyền Cộng sản Việt Nam, ấy thế mà, tác giả của cuộc biểu
tình này đã thêu dệt nên những viễn cảnh biểu tình xứ người thật rầm rộ, hoành
tráng. Theo tôi được biết thì những vong nô này luôn bị ám thị cho rằng những
gì liên quan đến chính quyền Cộng sản là xấu, là không có gì tốt đẹp, là bóp
nghẹt quyền tự do của người dân. Tuy nhiên, thực tế thì tôi cũng như người dân
Việt Nam đều thấy được quyền tự do trong việc sử dụng Internet, sử dụng mạng xã
hội, đặc biệt mạng xã hội facebook mà không bị sự kiểm soát nào như lời của số
chống cộng này trình bày. Còn về chuyện xử lý các vi phạm các tiêu chuẩn của
pháp luật thì chắc hẳn đất nước nào chẳng có ràng buộc, các quy định của pháp
luật cũng chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, chứ đâu có
chuyện bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận.
Tôi cũng được biết, hiện
nay Việt Nam là quốc gia Top đầu thế giới về số lượng người sử dụng, tiếp cận mạng
Internet, Có >70% dân số Việt Nam hiện nay tiếp cận, sử dụng mạng xã hội. Ỏ
Việt Nam, các vùng quê hẻo lánh hiện nay cũng đã xuất hiện các trạm phát sóng,
các cụ già, trẻ nhỏ... cũng đã có smartphone để lướt web, sử dụng các tài khoản
mạng xã hội. Vậy, có phải chính quyền Cộng sản Việt Nam bót nghẹt quyền tự do
ngôn luận, báo chí như lời của số này tuyên truyền không ? Thực tế thì, các quyền
cơ bản của công dân đã có Hiến Pháp quy định và tất cả những gì người dân đã và
đang thực hiện vừa là quyền vừa là trách nhiệm, nhưng cũng đồng thời phải chấp
hành pháp luật để đảm bảo không vi phạm đến các quyền của các cá nhân, tổ chức
khác trong xã hội.
Nói có sách, mách có
chứng, hãy hiện thực hóa tình hình tự do báo chí tại Việt Nam bằng cách quan
sát trực tiếp, thực tiễn, chứ không nên “múa lưỡi” trên mạng, biểu tình ảo mà
không có sự chứng thực tình hình thực tế tại Việt Nam. Hãy thôi bị ám thị bởi
những gì liên quan đến Cộng sản là xấu mà hãy nhìn vào những việc làm mà Chính
phủ Việt Nam đạt được trong thời gian qua để có cách nhìn đúng đắn hơn thay vì
sự lệch lạc, một chiều, cảm tính cá nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét