Tham nhũng là một thuộc tính trong xã hội có giai
cấp; trong xã hội hiện nay, tham nhũng diễn ra tất cả các quốc gia trên thế
giới, nhưng thang số tham nhũng không đồng nhất nhau, nó tùy thuộc vào điều
kiện khách quan và chủ quan của từng quốc gia. Chống tham nhũng, vì thế, là
cuộc đấu tranh lâu dài, cam go và vô cùng phức tạp trên toàn thế giới. Thành
bại của cuộc đấu tranh này phụ thuộc vào bản lĩnh của đảng cầm quyền, hiệu lực
của hệ thống pháp luật và đặc biệt là sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân.
Ở Việt Nam chúng ta,
dưới sự lãnh của Đảng đối với công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Thì vấn đề tham nhũng được xác định là một trong những nguy cơ hàng đầu
đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Chính vì vậy, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân. Mục tiêu của cuộc
đấu tranh lâu dài, cam go, phức tạp này là vì nhân dân có cược sống tự do, ấm
no, hạnh phúc...
Nhưng tình hình hiện
nay trên không gian mạng, những đối tượng có tư tưởng thù địch, chống đối đã
suy diễn rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay thực chất là “cuộc
thanh trừng nội bộ”, là “các phe phái trong Đảng đấu đá lẫn nhau”... Những cụm
từ như “bê bối”, “đụng đến đâu sai đến đó”, “tham nhũng cả hệ thống”, “càng
chống, tham nhũng càng nhiều”... được họ sử dụng để chứng minh cho kiểu suy
diễn sai lệch, tiêu cực nói trên. Thậm chí chúng còn cho rằng vấn đề tham nhũng
là bản chất một đảng lãnh đạo.
Vấn đề này được nhiều
phương tiện truyền thông phát tiếng Việt có tư tưởng thù địch, phản động ở hải
ngoại tập trung khai thác, làm căn cứ để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền
xuyên tạc, chống phá đất nước với quy mô, cường độ ngày càng tăng.
Thực tế cũng
cho thấy, công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là
quá trình lâu dài, gian khó, chưa có trong tiền lệ. Vì vậy, quá trình đó khó có
thể tránh khỏi những thiếu sót, vấp váp, nhất là trong công tác lãnh đạo, quản
lý. Trong đội ngũ đông đảo cán bộ, đảng viên cũng sẽ khó tránh khỏi việc có những
người mắc phải những khuyết điểm, thiết sót, sai lầm. Để hạn chế điều đó, Đảng,
Nhà nước ta đã có những “hàng rào” quy định, luật pháp với những chế tài mạnh mẽ
để quản lý, giáo dục, răn đe, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm. Mỗi cán bộ,
đảng viên ai cũng đều phải trải qua quá trình phấn đấu rèn luyện để đạt được những
tiêu chí, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực nhất định. Ngay cả
khi cán bộ, đảng viên ở vị trí lãnh đạo có vi phạm thì vẫn bị xử lý nghiêm minh
theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nên chúng ta không thể đánh đồng
cá nhân với tập thể, không thể đồng nhất những hiện tượng vi phạm đó với bản chất
của Đảng, của chế độ. Sự trong sạch, tinh thần làm việc hết mình vì dân, vì nước
của đại bộ phận cán bộ, đảng viên, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước là cơ sở quan trọng
đưa đến những bước phát triển mạnh mẽ của đất nước ta trong hơn 35 năm qua, kể
từ khi công cuộc Đổi mới được Đảng khởi xướng. Điều đó cũng đã được nhân dân
ghi nhận, trân trọng.
Mặt
khác, mưu đồ nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động không thể che đậy
được khi lợi dụng vi phạm của một số cá nhân, đảng viên, chúng ra sức tuyên
truyền các luận điệu nhằm hạ thấp uy tín nhằm phủ nhận tiến tới xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng; gây chia rẽ nội bộ Đảng và làm suy giảm lòng tin của nhân
dân. Rõ ràng, mục đích sâu xa của các thế lực thù địch, phản động là xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Vì
vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước
các luận điệu phản động, sai trái nói trên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét